Văn hóa nghệ thuật

Hai bảo tàng tư nhân độc đáo

Cập nhật lúc 13:20 07/12/2017

Bảo tàng tư nhân về y học cổ truyền FiTo của ông Lê Khắc Tâm, ở đường Hoàng Dư Khương, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh. Bảo tàng được xây dựng năm 2003, đưa vào sử dụng năm 2007, gồm 6 tầng, 18 phòng, tổng diện tích 600 m2, Hiện tại, bảo tàng có hơn 3.000 hiện vật quý liên quan đến y học cổ truyền Việt Nam từ thời kỳ đồ đá cho đến nay như: dao cầu, thuyền tán dùng để cắt thuốc, tán thuốc có tuổi đời khoảng 2.500 năm, trong đó có một số dao cầu được mang về từ quê hương của thiền sư Tuệ Tĩnh và đại danh y Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác. Tại đây còn có tác phẩm “Việt Nam bách gia y” được chạm bằng gỗ, ghi tên tuổi 100 vị danh y và những người có công với nền y học cổ truyền Việt Nam từ thế kỷ XII đến thế kỷ XX, cùng với bức tranh khảm xà cừ mô tả y học cổ truyền trong cuộc sống cộng đồng người Việt với phố Thuốc Bắc, Hồ Gươm, kinh thành Huế, chợ Bến Thành... đã được ghi vào Guinness Việt Nam. Chủ nhân bảo tàng này dày công hệ thống hóa nhóm các cây thuốc, động vật, khoáng sản làm thuốc rất bài bản, khoa học. Là một người làm việc trong ngành dược, ông Lê Khắc Tâm đam mê bảo tồn những tài sản quý giá, tôn vinh nền y học cổ truyền xây dưng bảo tàng này góp phần giúp những người quan tâm đến lịch sử y học cổ truyền Việt Nam tham quan, tìm hiểu và nghiên cứu..

Bảo tàng tư nhân về Văn hóa vật thể Bắc Tây Nguyên của ông Hoàng Hữu ở quận 12, thành phố Hồ Chí Minh. Bảo tàng có tới 300 hiện vật, trong đó có hơn 100 chiếc Ghè cổ đựng rượu, như Ghè Broông (con cọp), Ghè Broông Meo (con mèo) có lớp men bên ngoài như da cọp, da mèo. Ngày xưa, các tộc trưởng, tù trưởng sở hữu những Ghè này để đựng rượu cúng Giàng. Đặc biệt có những chiếc Ghè Mẹ bồng con phản ánh các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên có chung cha mẹ. Khi các con tách ra và thành các tộc người, thì chiếc Ghè Mẹ có quà tặng. Theo đó, chiếc Ghè Mẹ có hình bồng con cả được giao cho dân tộc Jrai, Ghè Mẹ bồng con thứ được giao cho dân tộc Bahnar, Ghè Mẹ bồng con thứ ba được giao cho dân tộc Giẻ Triêng, Ghè Mẹ bồng con thứ tư được giao cho dân tộc Xê Đăng vv. Ông Hoàng Hữu quê huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, năm 1966 vào bộ đội, chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên, về sau là hội viên Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam. Ông thường xuyên gắn bó với các bản làng Tây Nguyên sưu tầm văn hóa dân gian, viết báo, chụp ảnh, nặn tượng. Chuyển vào sinh sống ở thành phố Hồ Chi Minh ông mở bảo tàng mini giới thiệu văn hóa vật thể Bắc Tây Nguyên” giúp nhiều người trong nước và nước ngoài hiểu thêm về vùng quê này.
Hải Vân
Thông tin khác:
Nét văn hóa Khmer Nam Bộ (06/12/2017)
Phải tỉnh ở sẵn sàng (05/12/2017)
Trải nghiệm ơn thiêng (01/12/2017)
Xét thưởng phạt tùy theo (30/11/2017)
Ấp ủ về một thư viện văn hóa Công Giáo Việt Nam (28/11/2017)
Ngôi nhà thờ mang tên “7 tinh tú” trên trời (21/11/2017)
Cô giáo lên vùng cao (21/11/2017)
Nén bạc ông chủ trao (20/11/2017)
Tháp Bà Ponagar (16/11/2017)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log