Văn hóa nghệ thuật

Hầm mộ Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II

Cập nhật lúc 09:38 27/06/2017
Chúng tôi đã lên tới nơi, rất mệt mà cũng rất vui. Cả một thành phố Roma kiêu hùng hiện ra.
Điện Vatican trên diện tích 55.000m2
Điện Vatican trên diện tích 55.000m2
       Đền thờ thánh Phêrô với hai dãy hành lang vòng cung và cột đá cổ Ai cập giữa quảng trường Phêrô thu nhỏ giờ đây biến thành bức tranh khổng lồ độc đáo, sắc nét, trải dài ra trước mắt chúng tôi. Chúng tôi gặp nơi đây người từ khắp các nước trên thế giới kể cả những cụ già cũng cố leo lên, bút tích viết và ký dầy đặc suốt cầu thang. Tôi cũng vội viết lên “Linh mục Phêrô Hồng Phúc và đoàn 10 linh mục Phát Diệm” không kịp viết ngày vì dãy người đang chờ sau giục đi.

       Nói là ngọn Dôme nhưng thực ra còn phải 15m chiều cao nữa mới tới chân Thánh giá. Đối với tầm mắt nhìn từ mặt đất thì nơi chúng tôi đứng chỉ là điểm chân Thánh giá gắn vào đỉnh Dôme mà thôi.


       Từ tầm cao này chúng tôi nhìn bao quát được cả điện Vatican, điện có tầm quan trọng lịch sử và nghệ thuật đứng đầu thế giới. Đây là một tổng hợp các công trình kiến trúc thuộc nhiều thời đại khác nhau, trải dài trên một diện tích 55.000 m2. Một nửa dành cho 20 sân trong, có khoảng trên dưới 1400 phòng và nhà nguyện lớn nhỏ. ĐGH và các cơ quan trung ương của Toà Thánh chỉ chiếm một phần không đáng kể, còn lại là dành cho viện bảo tàng và thư viện.

       Chúng tôi trở xuống độ cao 45m để xem sân trước mặt tiền đền thờ dài 115m có 4 trụ chính và 8 cây cột nâng mái tiền đường. Tượng Chúa Giêsu đặt giữa tượng 11 Tông đồ cao 5,7m chia 2 bên đối xứng qua Chúa Giêsu. Tượng thánh Phêrô đặt dưới sân tiền đường đối diện với thánh Phaolô. Từ góc độ này, chúng tôi có thể nhìn ngắm rõ hơn mái trên của đền thờ có chu vi 42m với độ cao tính từ mặt đất lên đến Thánh giá là 137,5m.

       Bây giờ chúng tôi lại trở về với điểm xuất phát là mặt đất để đi vào lòng nhà thờ dài tới 221,5m (kể cả mặt tiền chiều ngang tính hết cánh Thánh giá là 137,5m, chiều cao đến vòm trên là 46,2 m. Như vậy sánh với nhà thờ Phát Diệm, đền thánh Phêrô dài gấp 3 lần, chiều cao cũng gấp 3 lần và chiều ngang tính đến cánh Thánh giá thì gấp 5 lần. Trong kiến trúc huy hoàng, lộng lẫy và tràn ngập không gian nghệ thuật này, đáng chú ý nhất là tượng thánh Phêrô bằng đồng khối do nhà điều khắc Arnolfo di cambio tạc hồi thế kỷ XIII. Sau bao thế kỷ, chân của pho tượng bị mòn và sáng bóng vì khách hành hương hôn kính. Kế đến là bàn thờ tuyên xưng đức tin đặt chính giữa Cung thánh, 4 trụ đồng lấy từ Pantheon vút cao 29m tạo nên mái nhà nguyện, dưới gầm bàn thờ là hài cốt thánh Phêrô gói trong mảnh vải điều có sợi vàng quý giá và đặt trong hộc xây sâu vào tường.

       Hầm mộ ĐGH Gioan Phaolô II
 
Hầm mộ ĐGH Gioan Phaolô II
Hầm mộ ĐGH Gioan Phaolô II
       Chúng tôi đã xuống quỳ gối trước hầm mộ thánh Phêrô và cảm động viếng mộ các Đức cố Giáo hoàng Pio XII, Gioan XXIII, Phaolô VI, Gioan Phaolô I và ĐGH GioaPhaolô II. Tại mộ cuối cùng này, lúc nào cũng có nến lung linh, khách hành hương quỳ gối âm thầm cầu nguyện rất đông.                     

       Hầm mộ này có từ thế kỷ VII ban đầu chỉ bao quanh bàn thờ tuyên xung đức tin.  Cuối thế kỷ XVI các hang Vatican được nới rộng thêm 3 gian với một vòng cung lớn bao quanh cung thánh. Đời Đức Giáo hoàng Pio XII cho xây thêm 10 phòng khác để chứa các  quan tài đá thời các Kitô hữu tiên khởi tìm thấy bên dưới đền thờ, cũng như các dấu tích kiến trúc và đền đài còn lại của đền thờ do Vua Constantino xây. Cũng chính Đức Pio XII đã cho khai quật và xác định đúng đầu thánh Phaolô và thi hài thánh Phêrô chôn cất dưới hầm mộ đúng như truyền thống Giáo hội tin suốt 20 thế kỷ qua.
Đền thờ Đức Bà Cả - Đền thờ Đức Bà xuống tuyết


       Sau đền thờ thánh Phêrô, chúng tôi đến với đền thờ Laterano. Trên đường đi chúng tôi ghé vào đền thờ Đức Bà Cả, cũng là một trong bốn đền thờ lớn của Rôma: Phêrô - Laterano - Đức Bà Cả - Phaolô ngoại thành. Đền thờ này còn được gọi là Đền thờ Đức Bà xuống tuyết. Truyền thuyết kể rằng đêm 4 rạng 5 năm 352 Đức Mẹ hiện ra với nhà quý tộc Giovani và ĐGH Liberio, và truyền xây một nhà thờ dâng kính Đức Mẹ trên đất Esquilino chỗ có phủ tuyết, mặc dù đó là mùa hè nóng không có tuyết. Phép lạ đã diễn ra và Đền thờ được xây dựng. Tại đây còn giữ di tích máng cỏ của Chúa Giêsu. Tháp chuông cao 75m, cao nhất Rôma và cũng là kiểu tháp chuông Romano cuối cùng xây năm 1377.

       Nhà thờ dài 86m, chia thành 3 gian dọc, nền bằng cosma nhẵn mịn, trần mạ vàng nghệ thuật trên các hình hộp chạm gỗ. Tương truyền năm 1492 Christoph Colomb tìm ra châu Mỹ đã đến dâng cúng về rất nhiều vàng  và được sử dụng hết vào đây. Hai hàng cột gồm 36 cột đá cẩm thạch và nham thạch cổ rất lớn đầu chạm trổ kiểu Iomen được trang hoàng với các bức khảm đá mầu. 
Linh mục Phêrô NGUYỄN HỒNG PHÚC
 
Thông tin khác:
Quê hương của thiên tài Mozart (26/06/2017)
Thịt máu Chúa là bánh thiêng (23/06/2017)
Đền thờ Thánh Phêrô (15/06/2017)
Chúa đã ban con một (14/06/2017)
Quốc gia Vantican - Đền Thánh Phêrô (13/06/2017)
Nhà thờ có truyền thuyết "DOMINE QUO VADIS?" (12/06/2017)
Chơi ghế (10/06/2017)
Mạc khải Chúa Thánh Thần (08/06/2017)
Đức Giêsu là Đấng toàn năng (05/06/2017)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log