Văn hóa nghệ thuật

Loa Thành và Đền Cuông

Cập nhật lúc 17:00 20/04/2020
Loa Thành ở huyện Đông Anh, Hà Nội được An Dương Vương xây dựng từ thế kỷ thứ hai trước Công nguyên, sau khi đánh duổi hàng vạn quân Tần. Để bảo vệ đất nước, nhà vua cho xây Loa Thành bằng đất ở ngay tại địa phương. Loa Thành có 9 vòng, chu vi vòng ngoài 8km, vòng giữa 6km, vòng trong 2km, khu trung tâm rộng 2km2. Mặt ngoài thành có lũy, cao từ 4- 5m, có đoạn cao từ 8-12m, dốc thẳng đứng, mặt trong thành thoải (nên ngoài khó tấn vào, còn trong dễ đánh ra)... Chân lũy rộng từ 20-30m. Mặt lũy rộng từ 6-12m. Lượng đất được đào đắp khoảng 2,2 triệu mét khối. Vây quanh thành là mạng lưới hồ lạch sông ngòi khép kín, góp phần tạo nên căn cứ quân sự hiểm yếu. Theo truyền thuyết, nhà vua được rùa thần giúp sức xây thành. Xây xong thành, rùa thần tặng vua chiếc móng làm lẫy thần. Nhờ lẫy thần mà quân Triệu Đà sang xâm lược bị quân ta đánh qụy. Triệu Đà lập mưu xin cho con trai là Trọng Thủy cầu hôn Mỹ Châu con gái An Dương Vương để khám phá vũ khí tối tân của ta. Được Mỹ Nương cho biết, Trọng Thủy đánh cắp lẫy thần. Thế là cha con Triệu Đà đánh chiếm được Loa Thành, cha con Thục An Dương Vương phải lên ngựa chạy về phương Nam. Đến huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An, nhà vua gặp rùa thần nổi lên ở biển nói: “Giặc ngồi sau lưng vua đó”. An Dương Vương rút gươm chém Mỹ Châu, rồi nhảy xuống biển tự tử.
 
Lễ hội đền Cuông.
Lễ hội đền Cuông.

Đền Cuông ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An gắn liền với câu chuyện tình Mỹ Chậu-Trọng Thủy và cái chết đầy bi thương của An Dương Vương. Đền nằm lung chừng núi Mộ Dạ, sát quốc lộ 1A, đứng dưới trông lên cổng tam quan cao lớn, tiếp đến có bái đường, trung điện, thượng điện cạnh biển cả mênh mông. Bái đường có đôi câu đối “Vạn cổ anh linh khai cố quốc/ Cửu trùng cung điện đối cao sơn” (Ngàn năm văn hiến khai tổ quốc/ Cửu trùng cung diện sánh núi cao), có bức hoành phi “Viêm phương triệu tích” (Phương Nam dựng sự tích), dưới hoành phi là hương án cao to, dưới chân hương án là giếng ngọc. Trung điện thờ Cao Lỗ. Thượng điện thờ An Dương Vương (tượng được đúc bằng đồng to như người thật), mặc triều phục, uy nghi lẫm liệt. Hàng năm nhân dân xứ Nghệ tổ chức lễ hội tưởng niệm An Dương Vương vào ngày 15/2 âm lịch, Trước đó 3 ngày, là lễ khai quang, dâng hương xin các ngài về trời, để nhân dân dọn dẹp nơi thờ và khuôn viên, chuẩn bị cho lễ hội diễn ra chu đáo, trọng thị. Chính lễ và hội gồm 6 bước, 35 lần xướng, đàu tiên xin phép được mời Vua cùng đồng sự về dự lễ. tiếp đến là lễ rước Vua và Công chúa vi hành các vùng lân cận, rồi rước kiệu từ nhà thờ họ Cao và đình Xuân Ái về Đền Cuông, tiếp đến là bách họ dâng hương. đền cho hết ngày 16/2.
 
HẢI VÂN
Thông tin khác:
Người mù từ mới sinh (20/04/2020)
Trang nhã thánh đường đá trắng (10/04/2020)
Văn hóa Chăm và Khmer (10/04/2020)
Phụ nữ bên bờ giếng (27/03/2020)
Văn hóa đọc ở phố sách (23/03/2020)
Hai đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, Hòn Mê (23/03/2020)
Cảnh báo cơn hồng thủy (23/03/2020)
Những nhà thờ lâu đời nhất Hungary (20/03/2020)
Cầu và cáp treo vượt biển kỷ lục (20/03/2020)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log