Văn hóa nghệ thuật

Nghề kim hoàn

Cập nhật lúc 15:50 18/06/2019
Nhà thờ Tổ kim hoàn ở Huế. Ảnh: Minh Hằng
Nhà thờ Tổ kim hoàn ở Huế. Ảnh: Minh Hằng
Nghề kim hoàn tại Hà Nội tập trung ở phố Hàng Bạc, lúc đầu có 3 nghề khác nhau, gồm nghề đúc bạc nén, nghề kim hoàn và nghề đổi tiền. Vào thế kỷ XV, quan thượng thư bộ lại Lưu Xuân Tín vốn người làng Châu Khê (tỉnh Hưng Yên) được triều đình nhà Lê giao cho việc lập xưởng đúc bạc nén tại Thăng Long (bấy giờ bạc nén, vàng thỏi là đơn vị tiền tệ). Ông đưa thợ ở quê tới kinh thành lập xưởng đúc bạc và trang trí vàng bạc. Ðầu thế kỷ XIX, ngoài thợ quê Châu Khê có thêm thợ làng nghề Ðịnh Công (Hà Nội) và làng Ðồng Xâm (tỉnh Thanh Hóa). Song song với việc sản xuất, buôn bán, người ta còn đổi bạc nén lấy bạc vụn. Vì vậy, vào thời Pháp thuộc, phố này còn có tên tiếng Pháp là Rue de changeurs (phố Ðổi Bạc). Đồ trang sức có 2 loại: Đồ trơn như nhẫn, khuyên tai, vòng xuyến... Đồ chạm khắc như tạo hình Tứ linh (Long, Ly, Quy, Phượng), hay các loại cây tượng trưng phẩm chất cao quý của người quân tử Tùng, Cúc, Trúc, Mai,..Khi nhìn vào các đồ chạm khắc người ta có thể nhận ra được những sản phẩm đó đến từ Hàng Bạc. Bởi sản phẩm của những người thợ kim hoàn nơi đây luôn có nét độc đáo cùng với tạo dáng nghệ thuật và tạo văn tinh xảo.

Nghề kim hoàn tại Huế tập trung ở xã Điền Môn, huyện Phong Điền. Làng được thành lập vào thế kỷ XIV dưới đời vua Trần Anh Tông. Năm 1789, sau khi đại phá quân Thanh vua Quang Trung ra lời kêu gọi người tài giúp nước. Ông Cao Đình Độ là người Thanh Hóa vào Huế xin làm nghề Kim hoàn khi đi qua sông Ô Lâu cả gia đình bị nạn, người dân Kế Môn thấy thế cứu giúp nên mới thoát chết. Để tưởng nhớ công ơn cứu mạng của người dân làng Kế Môn nên đã dạy nghề kim hoàn. Từ đó các sản phẩm kim hoàn ở đây dần già đáp ứng được nhu cầu của cư dân và quan lại ở chốn kinh thành. Trong các đợt Festival, làng nghề Kế Môn đều tham dự. “Tịnh Tâm Kim Cổ” ở Huế nơi trưng bày các sản phẩm kim hoàn. Huế đang là nơi nổi bật về nghề kim hoàn và còn giữ được dấu ấn lịch sử. Có đến Huế du khách mới có cơ hội trực tiếp chứng kiến hoặc tham gia các công đoạn sản xuất của nghề kim hoàn truyền thống. Người Kế Môn còn đưa nghề kim hoàn vươn ra thế giới. Tại tiểu bang Texas, Mỹ có 40 cơ sở kim hoàn của người Kế Môn.
HẢI VÂN
Thông tin khác:
Mạc khải Chúa Thánh Thần (11/06/2019)
Hai tuyến cáp treo kỷ lục thế giới (07/06/2019)
Gốm Đồng Nai Biên hòa (06/06/2019)
Cử Thánh Thần dạy dỗ (06/06/2019)
Tuyệt đẹp cầu thang núi Bueren (22/05/2019)
Nghề rèn và nghề mộc (22/05/2019)
Hãy yêu mến tương thân (17/05/2019)
Vài cảm nhận về tác phẩm Tấm Cám (16/05/2019)
Chiên được sống muôn đời (15/05/2019)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log