Toàn cảnh đền Thượng – Khu di tích Cổ Loa. Ảnh: Hoàng Hà |
Thành Cổ Loa thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội là một trong những công trình phòng thủ vĩ đại nhất trong lịch sử người Việt cổ. Tương truyền, Thành Cổ Loa được xây dựng dưới thời vua An Dương Vương của Nhà nước Âu Lạc thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Thành Cổ Loa rộng hơn ngàn trượng, xoắn như hình trôn ốc, cho nên gọi là Loa Thành, hiện nay chỉ còn 3 vòng gồm: thành Nội, thành Trung và thành Ngoại. Thành Ngoại 8.000m, mặt cắt hình thang cao 3-4m, chỗ cao nhất là gò Cột Cờ 8m, mặt thành rộng 12-15m, chân thành rộng 12-20m. Thành Trung chu vi 6.500m, giống như thành Ngoại, tường được đắp theo kiểu nối các đồi gò tự nhiên mà thành. Thành Nội có hình chữ nhật chu vi 1.650m, cao 5m, mặt thành rộng 5m, chân thành rộng 10-20m, chung quanh thành có 12 ụ đất làm nơi canh gác. Các vòng thành có 10 cửa ra vào (2 cửa đường thủy). Trong thành có thao trường. Dưới chân các thành có hào nước ngăn quân địch đồng thời là đường giao thong thủy nối liền các khu vự trong thành và cũng là đước thoát ra ngoài. Thành Cổ Loa đã kết hợp cực kỳ khéo léo địa thế tự nhiên. Với việc xây dựng thành, tạo nên công trình phòng thủ vĩ đại. Tai đây đã có câu chuyện Nỏ Thần, nêu bài học cảnh giác của nhân dân ta trước họa ngoại xâm.
Lũy Thầy (còn có tên Lũy Đào Duy Từ) thuộc thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình là một công trình lũy quân sự được Đào Duy Từ chỉ huy xây dựng bắt đầu từ năm 1630 theo lệnh chúa Nguyễn Phúc Nguyên nhằm bảo vệ Đàng Trong trước các cuộc tấn công của chúa Trịnh Đàng Ngoài. Năm 1627, ông Đào Duy Từ vào xứ Thuận Quảng Đàng Trong, cùng năm được Trần Đức Hòa tiến cử với chúa Nguyến Phúc Nguyên và được trọng dụng. Chúa Phúc Nguyên gọi ông Đào Duy Từ là Thầy để tỏ lòng kính trọng. Sau cuộc xung đột đầu tiên với quân chúa Trịnh Đàng Ngoài, nhu cầu phòng thủ cấp thiết, Đào Duy Từ chủ xướng việc thiết kế và chỉ đạo xây dựng các luỹ gồm: lũy Trường Dục, lũy Nhật Lệ, lũy Trường Sa (tất cả đều nằm trong địa phận tỉnh Quảng Bình, thuộc hệ thống Lỹ Thầy). Chiên lũy này đã đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bảo vệ chúa Nguyễn giữ vững cơ đồ Đàng Trong trong suốt gần 50 năm giao tranh ác liệt với chúa Trịnh từ năm 1627-1672. Người dân Đàng Trong gọi hệ thống thành lũy phía Nam sông Gianh là Lũy Thầy để tỏ lòng tôn kính Đào Duy Từ. Vua Thiệu Trị của nhà Nguyễn đi qua hệ thống Lũy Thầy hùng vĩ này rất khâm phục công lao tổ tiên đã giữ vững cõi Nam, đã ban cho lũy này tên mới là “Định Bắc trường thành”.