Văn hóa nghệ thuật

Từ nhà đạo đến đờn ca tài tử

Cập nhật lúc 15:08 11/01/2019
Nhã nhạc cung đình Huế - một loại hình âm nhạc mang tính bác học của các triều đại quân chủ suốt hơn 10 thế kỷ, được UNESCO ghi tên vào Danh mục Kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.
Các ca nương, kép đàn tham dự liên hoan. Ảnh: Minh Hằng Hải. Ảnh: Phương Linh
Các ca nương, kép đàn tham dự liên hoan. Ảnh: Minh Hằng Hải. Ảnh: Phương Linh
Theo sử sách, Nhã nhạc ra đời vào triều Lý (1010-1225). Nhiều loại như Giao nhạc, Miếu nhạc, Nhũ tự nhạc, Cứu nhật nguyệt lai trùng nhạc, Đại triều nhạc, Thường triều nhạc, Đại yến nhạc, Cung trung nhạc... được đặt ra. Đến thời Nguyễn (1802-1945), triều đình quy định 7 thể loại âm nhạc, bao gồm: Giao nhạc, Miếu nhạc, Ngũ tự nhạc, Đại triều nhạc, Thường triều nhạc, Yến nhạc, Cung trung nhạc. Nhã nhạc được dùng trong các lễ tế Đại triều, Thường triều, Nam Giao, Tịch Điền, Sinh nhật vua và hoàng hậu, Tế bất thường: Đăng quang, Lễ tang của vua và hoàng hậu, Đón tiếp sứ thần. Tùy theo từng cuộc tế lễ mà có các thể loại khác nhau. Các nhạc chương đều do Bộ Lễ biên soạn phù hợp với từng cuộc lễ của triều đình. Tế Giao có 10 nhạc chương mang chữ Thành (thành công); Tế Xã tắc có 7 nhạc chương mang chữ Phong (được mùa); Tế Miếu có 9 nhạc chương mang chữ Hòa (hòa hợp), Tế Lịch Đại Đế vương có 6 nhạc chương mang chữ Văn (trí tuệ); Lễ Đại triều dùng 5 bài mang chữ Bình (hòa bình); Lễ Vạn thọ dùng 7 bài mang chữ Thọ (trường tồn); lễ Đại yến dùng 5 bài mang chữ Phúc (phúc lành)... 

Đờn ca tài tử Nam Bộ - dòng nhạc dân tộc được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể thế giới. Loại hình nghệ thuật này hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ 19, bắt nguồn từ Nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian. Cụ thể, vào năm 1888, vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp đày ra nước ngoài, một nhạc quan triều đình Huế tên là Nguyễn Quang Đạt vào Sài Gòn dạy nhạc lễ, từ nhạc lễ cải biên thành đờn ca tài tử. Những người tham gia phần nhiều là bạn bè, chòm xóm với nhau, cùng chia sẻ thú vui tao nhã sau những giờ lao động nên thường không câu nệ về trang phục. Nhạc cụ trong gồm đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn kìm, đàn cò, đàn tam, sáo, về sau có thêm Guitar phím lõm. Ngay từ buổi đấu, "Đờn ca tài tử" có nhiều người nổi tiếng như Ký Quởn, Ba Đợi, Sáu Thời, Năm Xem, Ba Đổng, Út Lăng, và thời gian sau như Tống Triều, Văn Vĩ, Sáu Thoán, Tư Huyện, Bảng Hàm...Song nổi tiếng nhất là nhạc sĩ Cao Văn Lầu với bài “Dạ cổ hoài lang” (nòng cốt của 20 bài gốc) được viết năm 1919 tại Bạc Liêu. "Đờn ca tài tử" hiện có mặt ở 21 tỉnh phía nam, trong các buổi sinh hoạt bà con thường hát những bài gốc, lâu lâu mới có một bài mới, nhưng ai cũng thích nghe và hát. Thỉnh thoảng những người “hay chữ”, nắm vững bài bản vừa sáng tác vừa ca được gọi là “văn sống” rất được hoan nghênh. Nhiều nam nữ thanh niên sáng dạ, nghe rồi thuộc lời, thuộc giọng được vào ca rồi được truyền nghề.
 
HẢI VÂN
Thông tin khác:
Di tích quốc gia đặc biệt (05/01/2019)
Hội ngộ đầy hoành tráng (04/01/2019)
Ngày hội giao lưu văn hóa các dân tộc Tây Bắc (28/12/2018)
Thánh địa Giêrusalem (28/12/2018)
Điểm lạ con người đến (14/12/2018)
Đức Maria vô nhiễm và tranh của G. Tiepolo (11/12/2018)
Liên hoan văn nghệ các tôn giáo và dân tộc quận Tân Bình, lần thứ VII, năm 2018 (11/12/2018)
Vua chân thiện mỹ (10/12/2018)
Cầu Hiền Lương cũ và mới (28/11/2018)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log