Văn hóa nghệ thuật

Tu viện Forteclombo, Venizia, Đền thánh Marcô

Cập nhật lúc 10:04 10/08/2017
Rời hang đá chúng tôi đi theo hành lang hẹp dẫn đến phòng ngủ của thánh Phanxicô khó khăn.
     Gọi là phòng, thực chất là một hốc nhỏ không có một vật gì dù là tre gỗ làm giường hoặc rơm cỏ làm gối. Tất cả chỉ là một hốc đá có một hòn đá thoai thoải nhẵn nhụi, dấu tích của vị thánh khó nghèo nằm nghỉ nơi đây.

     Phía trên một vách hang là một dãy nhà gỗ hẹp lòng, có một hành lang chỉ đủ đi hàng một, đó là phòng của thánh Bonavetura ở vào thời kỳ sau thánh Phanxicô Assisi khoảng vài chục năm. Theo những bậc thang đá, chúng tôi đi vào những hành lang hẹp, cả một bộ sưu tập khổng lồ số một thế giới hiện ra. Có hàng trăm hang đá dưới hàng trăm hình thức diễn tả và đặc trưng cho các nước trên thế giới, có cả hang đá Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... chỉ chưa thấy kiểu hang đá Việt Nam. Lối diễn tả phong phú, đa dạng: Trên đỉnh núi, trong hang đá, ngoài thành phố, trên thân cây... nhưng nhìn chung đều có khoảng không gian hợp lý cho các mục đồng và một mái nhà nhắc nhở chuồng chiên bò năm xưa.


​     Hang đá nào cũng nhỏ, lồng trong khung kính, nhưng nghệ thuật và biểu tượng  sắc tộc của nó thì vượt không gian tới tầm mức thế giới.

​     Cuối cùng chúng tôi gặp nhau trong nhà nguyện. Nơi đây có bàn thờ dâng lễ và có đủ ghế cho một cộng đoàn từ trăm người trở xuống, cuối nhà thờ cũng là cả một hang đá lớn. Không gian đủ để đặt thêm những pho tượng khác có liên quan tới Dòng Phanxicô Khó Khăn.

​     Tu viện Forteclombo

​     Trước khi ra về chúng tôi vui mừng được gặp cha Fr. Giuseppe Noto, tổng quản lý Bộ truyền bá Tin Mừng các dân tộc của Toà Thánh, Ngài mới sang Việt Nam tháp tùng Đức Hồng Y Crescenzio Sepe về. Cha rất vui được về Việt Nam mà theo ngài là một Giáo hội sống động, cha mở cho chúng tôi xem ba cuốn Album của ba miền Hà Nội, Huế và TP Hồ Chí Minh, những tấm ảnh chụp rất đẹp chủ đề về cuộc viếng thăm của ĐHY Crescenzio Sepe và một số cảnh chụp mang đặc thù của từng miền. Những em bé ngây thơ đáng yêu, những áo dài và nón Huế thanh lịch... Ngài vui vẻ chụp ảnh với chúng tôi trước khi kết thúc cuộc viếng thăm.

​     Xe trở về khoảng 20 km , cha giáo rẽ vào một tu viện Forteclombo để viếng thăm một di tích thánh. Đó là nơi thánh Phanxicô Assisi đã lưu tại đây chữa mắt và ăn chay 40 đêm ngày, sau đó ngài ghi tiếng Chúa đọc cho ngài viết luật cho anh em dòng giữ luật yêu thương, khó nghèo, vâng phục và khiết tịnh theo Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô.
Khắp nơi toát lên một khung cảnh khó nghèo, thầm lặng, hoà nhập thiên nhiên và chứng tích của đời sống đức tin thật mãnh liệt.


​     Chúng tôi trở về thanh thoát nhẹ nhàng và rất vui vì vừa khám phá mối liên hệ sâu xa giữa nếp sống khó nghèo của thánh Phaxicô khó khăn với hang đá máng cỏ nghèo hèn của Chúa Hài Đồng Giêsu. Rôma hôm nay có được đỉnh cao của nghệ thuật và nắm giữ kho tàng vô giá nền văn hoá nghệ thuật, tôn giáo thế giới, thì điểm xuất phát lại chính từ hang đá máng cỏ năm xưa mà thánh Phanxicô Assisi là bản sao của hang đá ấy. Bỗng nhiên chúng tôi càng thêm yêu kính, tôn thờ cảnh khó nghèo của hang đá Belem.
 
Bên bán đảo Venizia.
Bên bán đảo Venizia.
​     VENIZIA

​     Chúng tôi lại tiếp tục lên đường, lần này không phải mười mà là tròn một tiểu đội. Đoàn có thêm soeur Catharia Trần Thị Thắm và soeur Maria Phạm Thị Gương, Hội dòng Mến Thánh giá Phát Diệm, du học tại Roma. Chúng tôi đáp xe bus hồi 21h ngày 26/12 để đi Venezia-hòn ngọc của nước Ý. Tên Venizia nguyên nghĩa từ Venus-nữ thần sắc đẹp của thần thoại Hy Lạp.

​     Bán đảo Venizia bắt đầu khởi sự từ thế kỷ V - VII và chỉ thực sự phát triển vào năm 800 - 1000

​     Từ thế kỷ XI mới có Vương cung thánh đường Marcô thánh sử.

​     Thời kỳ chiến tranh Hồi giáo, nhờ chiến thắng tại vịnh Lepan mà Venizia không bị đánh chiếm, nhưng lại bị rơi vào tay Naponéon năm 1797 đến năm 1805 lại thuộc về Áo, mãi tới năm 1866 Ý mới giành được chủ quyền cho tới ngày nay. Nền nghệ thuật kiến trúc chủ yếu là lối kiến trúc Byzantin, tiêu biểu là Đền thánh Marcô.
 
Thăm Đền thánh Marcô.
Thăm Đền thánh Marcô.
​     Đền  thánh Marcô

​     Đền  thánh Marcô đầu tiên được xây dựng năm 828. Một trận hoả hoạn đã xảy ra năm 976 triệt phá đền thờ, Đền được xây dựng lại và hoàn chỉnh năm 1663 và được cung hiến ngày 8/10/1094

​     Từ thế kỷ XVII, xác thánh Marcô được chuyển từ Alexandrie d’Egypte  về đây bằng tàu thuỷ. Bức ảnh theo loại hình nghệ thuật Mosaic khảm ở mặt tiền nhà thờ diễn tả cuộc di chuyển.
 
Lm Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
Thông tin khác:
Chiếc lưới, kho báu và hạt ngọc (08/08/2017)
Mừng lễ Chúa Giáng sinh trong “Nhà của mình” (07/08/2017)
Cỏ lùng hạt cải men (04/08/2017)
Đền thờ Pantheon - Rôma cổ đại, Hý trường Colosseum (03/08/2017)
Nhà thờ Chính tòa Milan (02/08/2017)
Nhà thờ Chính tòa Nha Trang, công trình kiến trúc độc đáo (01/08/2017)
Triển lãm tượng composite về Chúa, Mẹ (31/07/2017)
Chuyện kỳ lạ đàn ong bảo vệ các ảnh tượng (27/07/2017)
Đền thánh Phaolo ngoại thành (26/07/2017)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log