Gương điển hình

Hai danh nhân họ Hồ

Cập nhật lúc 15:20 30/10/2018
Nữ sĩ Hồ Xuân Hương (1772-1822), con Hồ Phi Diễn (1703-1786), người Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An và mẹ là Hà Thị người Hải Dương.
Hồ Tùng Mậu gặp gỡ các đại biểu tham dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (3/1951). Ảnh tư liệu
Hồ Tùng Mậu gặp gỡ các đại biểu tham dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (3/1951). Ảnh tư liệu
Bà ra đời ở phường Khán Xuân (địa phận Bách Thảo, Hà Nội). Tập thơ “Lưu hương ký” mang bút danh của “Bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương (học giả Trần Thanh Mại phát hiện) có 24 bài thơ chữ Hán và 28 bài thơ Nôm, chứa tâm sự của bản thân về cuộc sống riêng chung. Các bài được bà làm theo thể thất ngôn bát cú và thất ngôn tứ tuyệt, bút pháp điêu luyện, ý tưởng táo bạo, được người trong nước và nước ngoài coi là hiện tượng kỳ thú của dòng thi ca cổ điển Việt Nam. Xin nêu hai bài để thấy cái tài đặc biệt của bà. Một là bài “Ðài Khán Xuân” rất tao nhã: “Êm ái chiều xuân tới Khán Ðài/ Lâng lâng chẳng gợn chút trần ai / Ba hồi triêu mộ chuông gầm song/ Một vũng tang thương nước lộn trời/ Bể ái nghìn trùng khôn tát cạn/ Nguồn ân muôn trượng dễ khơi vơi?/ Nào nào cực lạc là đâu tá?/ Cực lạc là đây chín rõ mười”. Một nữa là bài “Vịnh Cái Quạt” rất bỡn cợt: “Một lỗ xâu xâu mấy cũng vừa/ Duyên em dính dán tự bao giờ/ Vành ra ba góc da còn thiếu/ Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa/ Mát mặt anh hùng khi tắt gió/ Che đầu quân tử lúc sa mưa/ Nâng niu ướm hỏi người trong trướng/ Phì phạch trong lòng đã sướng chưa?”. 
Hồ Tùng Mậu (1896-1951) quê Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An, con Hồ Bá Kiện, một chí sĩ trong phong trào Văn Thân, bị thực dân Pháp bắt giam và bắn chết. Chịu ảnh hưởng của cha, năm 1916, ông thoát ly gia đình, dạy học, tìm các bạn cùng chí hướng. Năm 1919, ông sang Thái Lan, rồi tiếp theo là sang Trung Quốc, tham gia thành lập nhóm Tâm Tâm Xã. Tháng 11/1924, Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô về tới Quảng Châu, Trung Quốc kết nạp nhiều thành viên Tâm Tâm Xã vào các tổ chức Cộng Sản Đoàn, Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội. Thực dân Pháp xử vắng mặt và kết án tử hình ông. Ngày 6/6/1931, nhận được tin Nguyễn Ái Quốc bị cảnh sát Anh bắt tại Hương Cảng, ông liên hệ với Hội Quốc tế Cứu tế Đỏ nhờ can thiệp và vận động luật sư  Loseby bào chữa, buộc chính quyền thực dân Anh trả lại tự do cho Nguyễn Ái Quốc. Cách mạng tháng Tám thành công, ông giữ các chức: Chính ủy và Khu trưởng Khu 4, Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Liên khu IV, Tổng Thanh tra Chính phủ, Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng. Ngày 23/7/1951, ông hy sinh trên đường đi vào Liên khu IV, do bị máy bay Pháp bắn trúng tại Thanh Hóa. Hồ Chủ tịch viết Lời điếu, có đoạn: “Mất chú, đồng bào mất một người lãnh đạo tận tụy, Chính phủ mất một người cán bộ lão luyện, đoàn thể mất một người đồng chí trung thành và tôi mất một người anh em chí thiết! Mấy nguồn thương tiếc cộng vào một lòng tôi”.
 
Hải Vân
Thông tin khác:
Người đàn ghitar cuối cùng (30/10/2018)
Chứng từ cảm động của một người trẻ đồng hành với bệnh nhân trẻ ung thư giai đoạn cuối (16/10/2018)
Chuyện về quán cơm Huynh Đệ (09/10/2018)
Bữa tiệc Đại Ngàn (09/10/2018)
Caritas Phát Diệm: Trao tặng xe lăn đợt 2 cho người khuyết tật (05/10/2018)
Người đồng hành của chiên nghèo miền cao (04/10/2018)
Ông trùm hơn 40 năm phục vụ nhà Chúa (28/09/2018)
Một gia đình Công giáo với nhiều việc làm thật ý nghĩa (26/09/2018)
Vị linh mục cả đời “mua lại” những em bé bị nhiễm HIV (21/09/2018)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log