Gương điển hình

Một gia đình Công giáo với nhiều việc làm thật ý nghĩa

Cập nhật lúc 15:07 26/09/2018
Lễ khánh thành và làm phép nhà thờ giáo họ Đông Cao. Ảnh: Công Viên
Lễ khánh thành và làm phép nhà thờ giáo họ Đông Cao. Ảnh: Công Viên
Giáo họ Đông Cao được nhiều người biết đến sau thánh lễ tạ ơn khánh thành nhà thờ năm 2016. Trong bài giảng, Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt, Giám mục giáo phận Bắc Ninh đã khích lệ tinh thần giáo dân nơi đây: "một giáo họ bé nhỏ nhưng tấm lòng không nhỏ. Đời sống kinh tế của giáo dân còn nhiều khó khăn, nhưng đã rất cố gắng trong việc xây dựng nhà thờ, nên lần đầu tiên trong giáo phận, Đức cha thưởng 20 triệu đồng cho giáo họ". Một trong những gia đình có nhiều đóng góp cho giáo họ, đó là gia đình ông Trùm họ Vinhsơn Lương Văn Tiếp.

Ông Vinhsơn Lương Văn Tiếp, sinh ngày 30/6/1964 tại họ Đông Cao, giáo xứ Thường Lệ, giáo phận Bắc Ninh (thuộc xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, Hà Nội). Như bao thanh niên khác, năm 1982 ông lên đường nhập ngũ bảo vệ Tổ quốc. Sau thời hạn nghĩa vụ, ông trở về địa phương xây dựng cuộc sống. Kế thừa truyền thống gia đình 3 đời làm Trùm họ, ông nội, bố ông và từ năm 2017 đến nay là ông. Đặc biệt là từ người cha thương yêu, cụ cựu chiến binh Lương Văn Thu, với kinh nghiệm gần 30 năm phục vụ Giáo hội và xã hội với nhiệm vụ của Trùm giáo họ Đông Cao và Ủy viên MTTQ xã Tráng Việt. Với ý chí quyết tâm và cần cù học hỏi, bằng sự lao động miệt mài từ hai bàn tay trắng, nay ông đã có rất nhiều thứ mà mọi người phải thán phục. Cái có được đầu tiên là cuộc sống chan hòa, ấm no hạnh phúc của đại gia đình nhà ông. Hiện nay, ông có 3 người con trai, 2 cháu đã xây dựng gia đình nhưng vẫn “ăn chung” một nồi, công việc hàng ngày do vợ chồng ông sắp đặt, điều hành. Con trai cả cùng làm nghề thợ xây với ông trong nhóm thợ có 9 người do ông làm chủ. Con trai thứ hai mở cửa hàng làm nghề dịch vụ sắt - cơ khí. Còn con trai út và 2 con dâu canh tác hoa màu trên diện tích đất 3600m2 trồng hoa hồng và hoa hướng dương. Vợ ông, mở đại lý buôn bán phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, phục vụ bà con trong thôn làng... Khi được hỏi mỗi ngày gia đình ông trừ chi phí có dư được 2 triệu đồng và cảm nhận của ông về cuộc sống hiện tại? Ông Lương Văn Tiếp chia sẻ: “Gia đình chúng tôi có được như hôm nay, trước là nhờ hồng ân Thiên Chúa thương ban, sau đó là chúng tôi được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất giàu truyền thống cách mạng và nhân văn, nơi có điều kiện thổ nhưỡng rất tốt. cùng với bàn tay, khối óc, ý chí quyết tâm vượt khó vươn lên, đặc biệt là sự thương yêu đoàn kết của các thành viên trong đại gia đình, làng xóm nó tạo nên một sức sống mãnh liệt, còn về thu nhập thì chúng tôi chỉ là người làm công thôi, cái chính là mình yêu thích, hạnh phúc với công việc của mình và cảm nhận qua những công trình của mình, sản phẩm nông nghiệp của bà con nó cũng làm đẹp thêm quê hương, giúp ích được cho đời và cho xã hội phát triển... ". 

Chúng tôi cảm nhận được sự giản dị và khiêm tốn nơi gia đình ông. Ở một vùng quê gia đình ông đã tạo việc làm cho hơn 10 lao động từ 2 nghề "Nề và Sắt". Ngoài ra, còn sẵn sàng giúp đỡ nhiều gia đình khác còn khó khăn, như cho nợ tiền công xây nhà, tiền phân bón, tiền thuốc bảo vệ thực vật không tính lãi...Chính vì sự linh hoạt và quảng đại như vậy, ông đã giúp được rất nhiều gia đình vượt được khó khăn để theo kịp với cuộc sống mới, có đủ tiện nghi...

Còn cái được thứ hai đó là bản thân ông luôn làm tốt vai trò, trách nhiệm gương mẫu của một người Trùm trưởng họ đạo, có uy tín với Giáo hội, bà con cộng đồng và chính quyền địa phương. Giáo họ có khoảng 100 nhân danh thôi nhưng cũng thành lập được 3 hội đoàn: Ca đoàn, hội Mân Côi và hội Thánh Giuse... Sự đoàn kết gắn bó nơi đây hết sức tốt đẹp. Khi xây nhà thờ chính quyền và MTTQ xã Tráng Việt xác định: “Nhà thờ là công trình văn hóa của địa phương, tất cả mọi người thôn Đông cao không phân biệt Lương - Giáo phải có trách nhiệm đồng hành và chia sẻ...”. Từ sự ủng hộ đó Ban Hành giáo đã đi vận động toàn dân trong thôn Đông Cao (không phải là người Công giáo) góp công góp của xây nhà thờ, kết quả thu được gần 100 triệu đồng.

Ngày nay, Đông Cao còn được biết đến với sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng là bưởi đỏ và rau củ cải trắng. Bưởi chuyên để bày trên bàn thờ ngày Tết, còn củ cải to, 2 củ nặng khoảng 1kg, cho sản lượng trên 2 tấn một sào, thời gian canh tác là 70 ngày thu được 10 triệu đồng. Có gia đình thu nhập từ nghề trồng rau hoa mỗi năm từ 400 đến 500 triệu đồng. Chính nhờ có thu nhập tốt, người Đông Cao không có hộ nghèo, không có nhà cấp 4, 100 % có nhà ở 3,4 tầng với đầy đủ tiện nghi...

Lúc chia tay tác giả, ông Vinhsơn Lương Văn Tiếp cười vui tiết lộ: "Gia đình tôi mới mua được 1 miếng đất rất đẹp làm của để dành cho các cháu"... Ước mong sao các xứ, họ đạo xuất hiện được nhiều những tấm gương như gia đình ông để cho cuộc sống hôm nay và ngày mai càng tươi đẹp hơn.
 
LÊ THÀNH MINH
Thông tin khác:
Vị linh mục cả đời “mua lại” những em bé bị nhiễm HIV (21/09/2018)
Bông hoa vô thường giữa lòng thủ đô (21/09/2018)
Những mô hình hay bảo vệ môi trường nơi xứ đạo ở Đồng Tháp (30/08/2018)
Thánh nữ đau tiên ở Châu Úc (30/08/2018)
Thương người như thể thương thân (30/08/2018)
"Đơn thương" cùng chiếc vespa hành hương qua 26 giáo phận (29/08/2018)
Doanh nhân Trần Đức Minh: Mang điều tốt đẹp nhất đến cho mọi người từ những điều nhỏ nhoi, đơn giản nhất (22/08/2018)
Thần đèn nâng nhà thờ nặng 5500 tấn (20/08/2018)
Tâm huyết cả đời lặn lội đi tìm mộ liệt sĩ (14/08/2018)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log