Gương điển hình

Hai vị vua chống tham nhũng nổi bật

Cập nhật lúc 15:03 02/07/2020
Thái Tông Hoàng đế được mô tả uy dũng hơn người, bách chiến bách thắng công danh rạng rỡ triều Lý. Minh họa: Ngọc Mai
Thái Tông Hoàng đế được mô tả uy dũng hơn người, bách chiến bách thắng công danh rạng rỡ triều Lý. Minh họa: Ngọc Mai

Lý Thái Tông (1028-1054), vị Hoàng đế thứ hai của nhà Lý, dùng luật pháp đưa đất nước bước vào thời kỳ hoàng kim, thái bình, thịnh trị và trở thành tấm gương bảo vệ công lý tiêu biểu nhất trong thời đại quân chủ Việt Nam. Ông ban hành bộ “Hình thư” - Bộ luật chính thức thành văn đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, khai mở nền pháp luật thân dân Đại Việt. Xây dựng xã hội thượng tôn pháp luật, thiết lập và thi hành chế độ xét xử theo pháp luật, đưa hoạt động xét xử trong cả nước vào khuôn phép, sòng phẳng, rõ ràng; góp phần đưa xã hội phát triển ổn định, văn minh. Ông cho đúc chuông lớn đặt ngay trước cửa chính điện Thiên An để người dân trong nước nếu có oan ức, thì đến đánh chuông bày tỏ nỗi oan lên Hoàng đế để được thấu xét. Ông còn trực tiếp xét xử nhiều vụ án. Vinh danh ông, ngày 5/02/2020, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã thống nhất coi ông là biểu tượng của công lý và hoạt động xét xử trong lịch sử Việt Nam. 

Vua Minh Mạng (1791-1841) vị Hoàng đế thứ 2 triều Nguyễn nổi tiếng về chống tham nhũng. Ông đặt trách nhiệm của bộ máy nhà nước là phải bảo đảm cho dân được yên, không để dân bị ức hiếp. Trong “10 điều huấn Minh Mạng”, ngay điều 1 ghi “Hậu đường thiên lý”, nhấn mạnh nha lại phải coi trọng pháp luật, không được dục khoét của dân, không được lợi dụng chức quyền để tham nhũng tiền bạc của dân, ức hiếp nhân dân. Ông coi tất cả mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt thân hay sơ. Cùng với các biện pháp ngăn ngừa tệ tham nhũng, ông cho đặt cơ quan chuyên giám sát các hành vi của quan lại và mở rộng giám sát trong quần chúng nhân dân. Những bài học rút ra từ chính sách chống tham nhũng thời Minh Mạng được các đời sau áp dụng, giúp cho việc xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, cơ chế quản lý chặt chẽ, tăng cường hệ thống pháp luật. Như: Công khai các nguồn ngân sách quốc gia; Tổ chức bộ máy thanh tra, kiểm tra, giám sát sâu sát đến từng cấp, từng ngành; Có cơ chế khuyến khích, động viên và bảo vệ người tố cáo các vụ việc tham nhũng.
 
HẢI VÂN
Thông tin khác:
Mái ấm nuôi dưỡng hàng trăm em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, mồ côi (01/07/2020)
Chuyện một người con Hưng Yên trên đất xứ Quảng (12/06/2020)
Người giữ lửa lò rèn (29/05/2020)
Hai hoàng thái hậu quyền lực (20/05/2020)
Dòng Thánh Tâm Huế: Trao quà yêu thương cho người khuyết tật (19/05/2020)
Mẫu gương sống đức tin kết hợp với khoa học của hai ông bà Jérôme Lejeune, Birthe Lejeune (18/05/2020)
Giáo xứ Thái Hà cấp phát 23 tấn gạo cho người nghèo (13/05/2020)
Người thầy tận tâm với nghề (12/05/2020)
Linh mục Costa Rica nướng bánh mì bán lấy tiền giúp dân nghèo (11/05/2020)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log