Gương điển hình

Hiệu quả từ nuôi cá lồng trên sông Hồng

Cập nhật lúc 16:22 01/10/2020
Đaminh NGuyễn Xuân Đô. Ảnh: Mạnh Cường
Đaminh NGuyễn Xuân Đô. Ảnh: Mạnh Cường
Xuất thân từ gia đình nông dân thuần túy làm nông nghiệp thu nhập thấp; từ năm 2000 gia đình ông Đaminh Nguyễn Xuân Đô đã mạnh dạn đầu tư mua sắm tàu vận tải chở vật liệu xây dựng trên sông Hồng, mua máy xúc, ô tô vận tải dùng vận chuyển nông nghiệp, vật tư xây dựng phục vụ các công trình xây dựng.

Năm 2015, sau khi đi tham quan, tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm tại một số tỉnh phía Nam, ông Nguyễn Xuân Đô đã tiên phong mạnh dạn đầu tư đóng 15 lồng cá nuôi trên sông Hồng, tại xã Chuyên Ngoại, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

Lúc ban đầu tiên thu hoạch trên 50 tấn cá thương phẩm, trừ chi phí lãi khoảng 120 - 150 triệu đồng.

Nhận thấy mô hình hiệu quả, ông Đô tiếp tục đầu tư phát triển lên 50 lồng nuôi cá lăng, cá chép giòn, trắm cỏ và diêu hồng. Đây là những loại cá được thị trường ưa chuộng nên thu hoạch đến đâu, cá tiêu thụ hết đến đó.

Ông Nguyễn Xuân Đô cho biết, nuôi cá lồng trên sông mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, vốn đầu tư ban đầu lớn, rủi ro cao nhất là do thiên tai, khi vào mùa bão lũ. Chính vì vậy phải nắm chắc kỹ thuật nuôi cũng như áp dụng tốt biện pháp phòng, chống thiên tai.

Ông chia sẻ: Bước đầu cũng có nhiều thuận lợi và khó khăn song với tinh thần quyết tâm của bản thân và gia đình động viên cũng đã vượt qua. Hiện nay gia đình ông đã phát triển được hơn 50 lồng cá và giải quyết được trên dưới 20 lao động tại địa phương, cho thu nhập 800 triệu trên năm. 

Hiện tại, trong xã đã có 170 lồng nuôi cá, và tham gia hợp tác xã nuôi trồng thủy sản và đã giải quyết nhiều công ăn việc làm tại địa phương  

Ông Trần Văn Vẽ cũng là một trong những hộ nông dân của xã Chuyên Ngoại, thị xã Duy Tiên mạnh dạn đầu tư phát triển nuôi cá lồng trên sông và rất thành công với mô hình này. Sau hơn 6 năm gắn bó với nuôi trồng thủy sản trên sông, hiện nhóm hộ của ông Vẽ có hơn 100 lồng cá.

Không chỉ riêng cá lăng mà các loại cá khác cũng được đưa vào nuôi như cá diêu hồng, trắm đen, cá ngạnh… Trung bình mỗi năm xuất bán hơn 100 tấn cá các loại, trừ chi phí mỗi lồng cá cho thu lãi trên 100 triệu đồng.

Xã Phú Phúc, huyện Lý Nhân là địa phương có số lượng lồng bè nuôi cá trên sông Hồng lớn nhất tỉnh Hà Nam. Đến nay, toàn xã có hơn 170 lồng cá của trên 20 hộ và nhóm hộ. Trung bình mỗi năm bán ra thị trường khoảng 500 - 600 tấn cá thương phẩm. Mô hình này góp phần không nhỏ vào việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương

Tại các xã ven sông Hồng khác như: Chân Lý, Nhân Đạo (huyện Lý Nhân) mô hình nuôi cá lồng trên sông phát triển khá mạnh. Hiện tổng số lồng nuôi cá trên sông Hồng của tỉnh Hà Nam trên 500 lồng với sản lượng khoảng 2.000 tấn/ năm, chiếm khoảng 10% tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh.

Cá lồng được nuôi khá đa dạng với nhiều loại có giá trị kinh tế cao như: cá lăng, cá diêu hồng, cá ngạnh, cá trắm, cá chép… Nhờ có dòng nước lưu thông trên sông Hồng nên người chăn nuôi không phải lo lượng thức ăn thừa, phân cá như nuôi trong ao. 

Theo ông Phạm Anh Tuấn, Trưởng phòng Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam cho biết: nuôi cá lồng trên sông Hồng tại tỉnh Hà Nam là một trong những mô hình có tiềm năng phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Với thể tích lồng nuôi từ 100 - 125 m3, mỗi lồng nuôi cho năng suất tương đương 1 ha ao nuôi trong nội đồng.
 
MẠNH CƯỜNG
Thông tin khác:
Giáo sư về hưu xây 175 ngôi nhà cho người vô gia cư (21/09/2020)
Làm tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em mồ côi, khuyết tật (21/09/2020)
Doanh nhân say mê làm từ thiện (21/09/2020)
Dấn thân phục vụ tha nhân (18/09/2020)
Nữ doanh nhân Công giáo - "Cho đi yêu thương để lan tỏa yêu thương" (16/09/2020)
Trao tặng các thiết bị xét nghiệm giá trị 8 tỉ đồng (16/09/2020)
Ca đoàn vi vu khắp nơi để lan tỏa yêu thương (10/09/2020)
Chuyện về vị Bộ trưởng Bộ Thương binh đầu tiên (14/08/2020)
Linh mục liệt sĩ Gioakim Nguyễn Bá Luật (13/08/2020)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log