Ông Hoàng Đức Thảo (thứ 3 từ phải sang) giới thiệu với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về các sản phẩm của Busadco tại cụm công nghiệp Vũ Quý, Kiến Xương, Thái Bình. Ảnh: CTV |
Những ngày cuối năm thật bộn bề, nào tổng kết Công ty, lo lương thưởng cho cộng sự, nhân viên; rồi dự thảo kế hoạch hoạt động trong năm mới... đủ để các thành viên trong ban lãnh đạo Công ty không thể có thời giờ ngơi nghỉ. Điện thoại cả chục lần cho Tổng Giám đốc đều nghẽn máy. Điện cho văn phòng xin chuyển máy cũng không gặp được, mới thấy những tất bật của người có trách nhiệm cao nhất. Sau phải nhờ qua Tổng biên tập báo NCGVN Vũ Thành Nam chuyển lời, tôi mới hẹn gặp được Anh hùng Lao động Hoàng Đức Thảo, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Khoa học công nghệ Việt Nam (Busadco).
Anh Thảo không như tôi nghĩ, một tổng giám đốc bệ vệ với bộ vest sang trọng, đĩnh đạc, tay xách samsonite, kính gọng vàng, đầu chải bóng như các diễn viên vai chủ tịch, tổng giám đốc trong các bộ phim giải trí hìện đại Việt Nam trên VTV. Anh, với vóc dáng khỏe mạnh, đầu húi cua, nhanh nhẹn so với tuổi đời, Tết này đã vào 60. Một “Ngài” tổng giám đốc giản dị, gần gũi với cộng sự và nhân viên. Ghé Dinh 3, cùng nhau uống cà phê tận hưởng gió biển, nghe anh tâm sự về tuổi thơ ở vùng quê “Năm Tấn” một thời. Tôi mường tượng ra nơi ấy thật êm đềm nhưng cũng nhiều gian khổ, hơn 50 năm về trước.
Anh Thảo sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông thuộc xã Vũ Thắng, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Hai cụ thân sinh có được 6 người con, tất cả đều sống nhờ vào công việc đồng áng, như bài ca: “Hát về cây lúa hôm nay” diễn tả. Thiếu thời, anh đã cùng gia đình ra đồng, sau những giờ đi học. Năm 1977, học hết phổ thông cơ sở, anh thi vào trường đào tạo Công nhân xây dựng thuộc Bộ Xây dựng và trúng tuyển. Sau hai năm, ra trường với nhiệt huyết nóng bỏng, chàng thanh niên 19 tuổi tình nguyện vào Nam đi xây dựng Nhà máy Xi măng Hà Tiên, trong thời kỳ đất nước ta đã thống nhất hai miền, cùng tiến lên công nghiệp hóa, hiện đạị hóa.
Những ngày ấy, nhớ lại, anh hào hứng kể: Chúng tôi như những Paven đi khai phá miền đất mới, với kiến thức của mình, lúc đó phải kể là khá lắm. Tốt nghiệp chính qui mà, nên được phân làm Tổ trưởng sản xuất cốt thép, Công ty xây dựng số 10, xây dựng Nhà máy xi măng Hà Tiên- Kiên Giang.
Mới hai năm trực tiếp trên công trường, người công nhân trẻ tuổi đã có những sáng kiến cải tiến kỹ thuật nổi bật, khiến lãnh đạo và các đồng nghiệp phải thán phục. Những sáng kiến, sáng chế thiết thực áp dụng vào việc cải tiến năng suất lao động, đem lại nhiều hiệu quả cho công ty, như sáng kiến làm “Giá đỡ” trong máy cắt sắt. Các lưỡi cưa không còn bị đứt thường xuyên, tiết kiệm về vật tư và cả về thời gian; vì mỗi lần lưỡi cưa đứt là công nhân nghỉ, gián đoạn công việc. Hay sáng kiến thay thế lắp đặt định vị khoảng cách giữa hai lớp thép bằng râu thép đầu cọc để tiết kiệm loại bỏ Cóckê, giúp công nhân không tốn thời gian dọn vệ sinh, máy móc vẫn an toàn, tăng hiệu quả, tiết kiệm lao động. Do những quyết tâm trong tìm tòi, học hỏi qua lao động sản xuất, mới 20 tuổi anh đã được tặng 3 Bằng Khen của Bộ Xây dựng, của Ban Bí thư Trung ương Đoàn và của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, là chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, được cử đi dự Đại hội thi đua toàn ngành tại thủ đô Hà Nội.
Cơ duyên nào anh từ Kiên Giang ra thành phố biển? Anh Thảo cười khà khà. Thì ra, năm 1981, anh được cử đi học để nâng cao trình độ với chuyên ngành Kế toán xây dựng cơ bản, trường Trung cấp Xây dựng số 7, tại Tp. Hồ Chí Minh bốn năm liền. Thời gian này cuộc đời anh như chuyển sang giai đoạn mới. Trở lại ghế nhà trường, chàng thanh niên công nhân không những học giỏi mà còn năng nổ, được bầu làm bí thư chi đoàn lớp. Tốt nghiệp phổ thông Trung học và Trung cấp kế toán năm 1984, được chuyển về Vũng Tàu làm Trưởng phòng Tài vụ Xí nghiệp hợp doanh xây lắp, thuộc sở Xây dựng và làm Phó Bí thư đoàn ngành Sở. “Mình trở thành người của Vũng tàu từ đó”, anh Thảo trải lòng khi trả lời câu hỏi của tôi.
Suốt những năm làm công tác hành chính kế toán, từ một trưởng phòng xí nghiệp nhỏ, anh phấn đấu học lên, được cử đi học bổ sung cho kiến thức chuyên ngành. Trong 4 năm liền vửa làm vừa học, từ năm 1989, tại trường Đại học Tài chính kế toán Tp. Hồ Chí Minh, nhận bằng Cử nhân Kinh tế năm 1993. Trước đó, năm 1992, anh lại ghi danh học ngành Kiến trúc tại Đại học Kiến trúc Hà Nộị đến năm 1996. Trong công việc, từ một kế toán trưởng, lên Phó Giám đốc, rồi làm Giám đốc Ban quản lý dự án thoát nước và môi trường tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Năm 2008, anh là Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty thoát nước và phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (Busadco). Năm 2011 là đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh. Quả là một con người phấn đấu không mệt mỏi, tất cả chỉ để góp phần xây dựng đất nước, địa phương ngày càng giàu đẹp.
Trong những năm làm quản lý, không chịu ngồi yên trong văn phòng, anh lăn lộn với các cộng sự là những thạc sĩ, kỹ sư, công nhân trên các công trường, tìm tòi, nghiên cứu khoa học. Ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn sản xuất và đời sống, sao cho các sản phẩm công ty đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả cao nhất. Tôi tò mò hỏi anh về danh hiệu mà báo chí vinh danh anh là một “NHÀ KHOA HỌC”, anh nghĩ thế nào? Anh tâm sự:
“Tôi sinh ra và lớn lên tại xã Vũ Thắng (2 lần được phong tặng Anh hùng - Anh hùng Lực lượng Vũ trang và Anh hùng Lao động); trưởng thành từ giai cấp công nhân, sau đó làm công tác quản lý, kinh qua 9 năm làm kế toán trưởng; 9 năm làm Phó giám đốc, Giám đốc chuyên ngành quản lý các dự án Đầu tư - xây dựng. Bắt đầu từ xây dựng dân dụng qua xây dựng công nghiệp đến xây dựng hệ thống, hạ tầng kỹ thuật, rồi hệ thống cấp thoát nước và vệ sinh môi trường. Từ năm 2003, làm Giám đốc, sau đó làm Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH nhà nước một thành viên Thoát nước và Phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Khi chưa có Công ty Thoát nước đô thị (Busadco), tại tất cả các đô thị trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tình trạng ngập úng xảy ra triền miên, nhiều con đường biến thành sông mỗi khi mưa. Từ khi Công ty thoát nước đô thị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được thành lập đến nay, tình trạng ngập úng, ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí đã được cải thiện rõ rệt, thể hiện:
Kết quả chống ngập úng: Đã chủ động phòng ngừa được ngập úng trên diện rộng. Đã xóa tất cả các điểm ngập úng cục bộ tồn tại nhiều năm liền trên địa bàn đô thị tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Kết quả khắc phục ô nhiễm môi trường nước: Ngăn chặn không cho nước thải xả trực tiếp ra bãi tắm, các khu du lịch. Vận chuyển toàn bộ nước thải ra khỏi các khu trung tâm, khu du lịch, khu công cộng và khu dân cư đông đúc. Ngăn mùi hôi thối trong lòng cống, hố ga, hố thu nước mặt tại các đường phố (do hiện trạng là hệ thống cống chung, nước mưa lẫn nước thải). Giảm thiểu mùi hôi ở các hồ điều tiết, hồ điều hòa và hệ thống kênh mương hở thoát nước chính thành phố Vũng Tàu.
Ông Hoàng Đức Thảo nhận danh hiệu Nhà... h sáng tạo nhất phục vụ cộng đồng. | |
Công ty Busadco, đã ngăn chặn nước thải xả trực tiếp ra bãi tắm, ngăn được mùi hôi trong lòng cống hố ga, hố tích nước tại các đường phố. Đây là bước đột phá quan trọng nhất để Vũng Tàu trở thành một địa chỉ “xanh - sạch - đẹp” hấp dẫn nhất nước”. Như thế gọi anh là một nhà khoa học cũng đúng thôi !
Từ những thành tích và thành quả nói trên, cùng hàng trăm công trình sáng tạo khác, trong lĩnh vực Khoa học công nghệ, anh Thảo đã được Thủ tướng Chính phủ tặng 7 Bằng khen, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba. Năm 2011, anh vinh dự được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tận tay trao tặng danh hiệu ANH HÙNG LAO ĐỘNG thời kỳ đổi mới. Năm 2012, vinh dự này cũng được trao tặng cho tập thể Công ty Busadco do anh là Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc. Đầu năm 2017, tác giả cụm Công trình “Xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, nông thôn,bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu”, Anh hùng Lao động HOÀNG ĐỨC THẢO đã được cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 5 về Khoa học và công nghệ. Đây là giải thưởng cao quý nhất của nhà nước về nghiên cứu khoa học giành cho cá nhân anh Hoàng Đức Thảo.
Ông Hoàng Đức Thảo (người bên phải ản... nhận danh hiệu Anh hùng Lao động |
Ngoài những giải thưởng cao quí mà nhà nước ta tặng thưởng, anh còn nhận nhiều giải thưởng quốc tế như: 4 giải WIPO (Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới), Giải của SIIP(Tổ chức sáng tạo quốc tế, Giảỉ xuất sắc toàn cầu của tổ chức châu Á-Thái Bình Dương và nhiều tổ chức kỷ lục thế giới, tổng cộng 22 giải. Được nhận bằng Tiến sĩ danh dự của World Records University.
AHLĐ Hoàng Đức Thảo nhận bằng Tiến sĩ danh dự của ĐH World Records University (Anh quốc). Ảnh: Phạm Hùng |
Nói về những công trình đóng góp của anh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhà khoa học Hoàng Đức Thảo khiêm tốn: “Các nghiên cứu của tôi không mang tính hàn lâm. Đột phá có tính quyết định sự thành công của tôi là nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ nhằm giải quyết những vấn đề thiết thực, những bức xúc, nóng bỏng của thực tiễn cuộc sống, phát hiện những bất cập, hạn chế của kỹ thuật truyền thống, góp phần xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững”.
Một nhà khoa học chân chính “Vị nhân sinh” như anh tự nhận, một anh hùng lao động đúng nghĩa của đất nước trong thời kỳ hội nhập, nhưng anh lúc nào cũng khiêm tốn giản dị. Không nói nhiều về mình. “Thành công của tôi chính là sự đam mê và lòng kiên nhẫn. Từ những vấn đề nảy sinh trong thực tế mà cộng đồng quan tâm, mình phải làm một cái gì đó có lợi cho cuộc sống. Khát vọng ấy, nên tôi cùng cộng sự dành nhiều thời gian nghiên cứu đề tài khoa học chống ngập úng và ô nhiễm môi trường. Kết quả đã thành công như bạn anh thấy đấy”. Trả lời phỏng vấn của một nhà báo, anh bộc bạch.
Có dịp ghé thành phố Biển Vũng Tàu hôm nay, thả mình trong làn nước trong xanh của biển cả, ăn những món hải sản tươi ngon được ngư dân đánh bắt từ biển khơi hay nằm thư thái ngắm những rặng phi lao và ngân nga những giai điệu: “Chiều về xôn xao, nghe Vũng Tàu biển hát/ Rì rào, rì rào, sóng xô bờ cát/ Biển trời quê hương, nơi đây bao trìu mến…”, chìm trong biển nước xanh ngắt, bên những ngọn núi phủ tràn cây xanh mà tận hưởng biển trời quê hương. Bước chân đi trong thành phố trên những con đường thật đẹp, không còn mùi hôi của cống rãnh, mùa mưa đến không còn lụt lội. Con người của thành phố hôm nay thêm vui hơn, lòng rộng mở chào đón khách du lịch thắm tình, dễ mến hơn, đó chính là có sự góp phần không nhỏ của Công ty cổ phần Khoa học Công nghệ Việt Nam (BUSADCO) và nhà khoa học, Anh hùng Lao động Hoàng Đức Thảo.
Chia tay anh, tôi đọc tặng anh hai câu thơ của một tác giả mà tôi quên tên, chúng tôi, đôi bàn tay nắm lấy nhau thật chặt: