Gương điển hình

Hai nhà thơ danh nhân văn hóa thế giới

Cập nhật lúc 06:39 26/03/2022
Tranh vẽ Nguyễn Đình Chiểu và nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Ảnh: CTV
Tranh vẽ Nguyễn Đình Chiểu và nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Ảnh: CTV
Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888), nhà thơ lớn được UNESCO công nhận “Danh nhân văn hoá thế giới” năm 2021. Ông quê làng Bồ Điền, xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, sinh tại quê mẹ làng Tân Thới, phường Cầu Kho, quận I, thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1843, ông đỗ Tú tài ở trường thi Gia Định. Năm 1847, ông ra Huế học, được tin mẹ mất, liền trở về chịu tang. Trên đường về, thương mẹ khóc nhiều nên bị mù mắt. Năm 1851, ông mở trường dạy học và làm thuốc. Ông có nhiều tác phẩm nổi tiếng như Lục Vân Tiên, Ngư-Tiều vấn đáp, Dương Từ-Hà Mậu và trở nên nhà thơ yêu nước nổi tiếng đã dung ngòi bút ca ngợi nghĩa quân ta bất khuất chống thực sân Pháp ngay từ buổi đầu chúng nổ súng xâm lược nước ta. Năm 1864, thủ lĩnh cuộc kháng chiến chống Pháp ở Gò Công là Trương Đinh bị thương rồi tuẫn tiết, Nguyễn Đình Chiểu viết 12 bài thơ điếu liên hoàn. Năm 1868, thủ lĩnh kháng Pháp ở Ba Tri là Phan Tòng hy sinh, ông viết 10 bài thơ điếu. Năm 1883, ông tổ chức lễ tế tại chợ Ba Tri, đọc bài “Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh”. Tiếp đó ông viết các ấn phẩm Chạy giặc, Thơ điếu Đông các Đại học sĩ Phan Thanh Giản, Hịch kêu gọi nghĩa binh đánh Tây, v.v...

Hồ Xuân Hương (1772 ? – 1822 ?) được UNESCO vinh danh là “Danh nhân văn hóa thế giới” năm 2021. Theo Giai nhân di mặc, Hồ Xuân Hương là ái nữ của Sinh đồ Hồ Phi Diễn (1704 – 1786), quê làng Quỳnh Đôi,, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Bà cất tiếng khóc chào đời ở phường Khán Xuân thuộc địa phận Bách Thảo, Hà Nội. Di tác của bà hoàn toàn là thơ và đa số được viết bằng chữ Nôm. Văn bản được nhận diện cổ nhất có chép thơ Hồ Xuân Hương là Quốc văn tùng ký do Hải Châu Tử Nguyễn Văn San (1808 - 1883). Đến năm 1930, hầu hết di tác của bà gần 60 bài được gom trong cuốn Xuân Hương thi tập, Phúc Văn Đường tàng bản ấn hành tại Hà Nội gồm 60 bài. Thơi Hồ Xuân Hương “thanh thanh tục tục”, được trình bày theo phong cách thất ngôn bát cú và thất ngôn tứ tuyện, bút pháp điêu luyện. Người đọc và người nghe ăn sâu trong trí nhớ nhiều bài thơ của bà, như: Bánh trôi nước, Cái quạt, Cảnh thu, Dệt cửu, Dỗ người đàn bà khóc chồng, Đá Ông Chồng Bà Chồng, Đài Khán Xuân, Đánh đu, Đèo Ba Dội, Ốc nhồi,… Bà được nhà thơ hiện đại Xuân Diệu nêu danh là “Bà chúa thơ Nôm”.
HẢI VÂN
Thông tin khác:
Gương sáng về bác sĩ trẻ (25/03/2022)
Sơ Małgorzata, "Mẹ Têrêsa người Ba Lan", dấn thân vì người tị nạn Ucraina (21/03/2022)
Bình yên mái ấm Thanh Tâm (19/03/2022)
Điển hình học tập và làm theo lời Bác (18/03/2022)
Thánh Pátrích, giám mục (15/03/2022)
Hành trình đức tin của một huấn luyện viên karate ở Hong Kong (11/03/2022)
Thánh Perpêtua và thánh Fêlicita (09/03/2022)
Sứ mạng phục vụ cộng đồng của những y, bác sĩ Công giáo (07/03/2022)
Gương sáng về một phụ nữ Mông (08/03/2022)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log