Gương điển hình

Một chuyện về mẹ Têrêsa

Cập nhật lúc 16:30 09/10/2019
Mẹ Têrêsa Calcutta (1910-1997) sáng lập Dòng Thừa Sai Bác Ái ở Calcutta (Ấn Độ) năm 1950. Trong hơn bốn mươi năm, Mẹ chăm sóc người nghèo, bệnh tật, trẻ mồ côi, người hấp hối...
Mẹ phát triển Dòng Thừa Sai Bác Ái khắp Ấn Độ, và còn lan rộng sang các nước khác. Khi Mẹ giã từ cõi tạm này, Dòng Thừa Sai Bác Ái của Mẹ đang điều hành hơn sáu trăm cơ sở truyền giáo tại trên một trăm hai mươi quốc gia, với các bếp ăn từ thiện, trại mồ côi, trường học, nhà trọ và nhà tình thương nuôi dưỡng những người bệnh HIV/AIDS, cùi và lao...
Ngoài những giải thưởng danh giá của nhiều nước, năm 1979, Mẹ được trao giải Nobel Hòa Bình. Sau khi mất, Mẹ được Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II (1920-2005) phong chân phước.
*
Sách vở trên thế gian ngày này chép lại rất nhiều câu nói của Mẹ. Chẳng hạn:
- Đừng chờ đợi các lãnh tụ. Hãy làm đơn độc, một người với một người.
- Nếu bạn không thể cho một trăm người ăn, vậy thì hãy cho một người ăn.
- Nếu bạn phán xét con người, bạn không có thời gian để yêu thương họ.
- Tôi thấy Chúa trong mỗi con người. Khi tôi rửa vết thương cho người cùi, tôi thấy mình đang chăm sóc chính Chúa.
- Không phải là ta làm được bao nhiêu, mà là bao nhiêu yêu thương ta đặt vào việc làm. Không phải là ta cho đi bao nhiêu, mà là bao nhiêu yêu thương ta đặt vào việc cho đi.
Mẹ Têrêsa Calcutta đã đi bất cứ nơi đâu để phục vụ Chúa Kitô trong những người nghèo nhất giữa những người nghèo. Ảnh: CTV
Mẹ Têrêsa Calcutta đã đi bất cứ nơi đâu để phục vụ Chúa Kitô trong những người nghèo nhất giữa những người nghèo. Ảnh: CTV
*
Sau đây là một trong những chuyện của Mẹ, do Mẹ kể lại:
Một tối nọ chúng tôi ra ngoài và đưa về bốn người lăn lóc trên đường phổ. Tình trạng một phụ nữ trong số đó rất tuyệt vọng. Tôi bảo các nữ tu: “Các chị chăm sóc mấy người kia. Mẹ sẽ lo cho người yếu nhất này”. 
Tôi giúp chị ấy tất cả những gì mà tình thương của tôi có thể làm được. Tôi đặt chị lên giường, và thấy một nụ cười tươi bừng nở trên gương mặt chị. Xiết chặt bàn tay tôi, chị chỉ thốt được hai tiếng “Cảm ơn”. Và rồi đôi mắt chị khép lại.
Đứng bên cạnh xác chị, tôi không thể không tự hỏi: “Nếu mình ở trong hoàn cảnh chị này, mình sẽ nói gì nhỉ?”
Câu trả lời của tôi đơn giản lắm. Có lẽ tôi sẽ than van là tôi đói, tôi lạnh, tôi sắp chết. Hoặc tôi sẽ kể lể rằng tôi đau chỗ này đau chỗ nọ. Nhưng chị ấy lại cho tôi nhiều hơn thế. Chị cho tôi tình thương đầy lòng biết ơn của chị. Và chị ra đi với nụ cười trên môi.
Là một người vĩ đại của thời đại nhưng Mẹ nói về mình khiêm nhường đến như thế. Khi ngẫm nghĩ câu chuyện Mẹ kể, bất giác tôi nhớ lời Chúa dạy môn đồ:
“Ai lớn nhất trong anh em, thì phải nên như người phục vụ. (...) Thầy đây, Thầy sống giữa anh em như một người phục vụ”. (Luca 22:26-27)
Mẹ thấy mình được cho lại rất nhiều từ chính người phụ nữ Mẹ tận tụy giúp đỡ. Như vậy, Mẹ đã làm chứng lời Chúa khuyên dạy chúng ta:
“Anh em hãy cho đi, thì sẽ được cho lại”. (Luca 6:38).

Huệ Khải
Thông tin khác:
Thành công với nghề sản xuất kinh doanh các mặt hàng gia dụng (07/10/2019)
Tình người trong công tác cứu trợ người dân vùng lũ lụt (04/10/2019)
Đời thường của phi công anh hùng "BẢY RUỘNG" (01/10/2019)
Phiên chợ 0 đồng ấm áp tình thương ở Sài Thành (30/09/2019)
Giáo xứ Fatima với mô hình tuyến đường, cổng rào sáng – xanh – sạch đẹp và an toàn (26/09/2019)
Cuộc đời ngắn ngủi nhưng thánh thiện của Nicola Perin (24/09/2019)
Cuộc đời của chân phước Maria Guadalupe (18/09/2019)
Thầy giáo làng vẫn say mê với công tác "đền ơn đáp nghĩa" (17/09/2019)
Điểm tựa của người nghèo (16/09/2019)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log