Anh Trỗi hiên ngang tại pháp trường. Ảnh: TL |
Ngày 2/5/1964, anh nhận nhiệm vụ đặt mìn ở cầu Công Lý nhằm tiêu diệt Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ McNamara đến Sài Gòn. Sự việc bại lộ, anh bị bắt giam và bị kết án tử hình. Sau sự kiện này có nhiều tình tiết rất trân trọng. 1/ Ban đầu nhiệm vụ diệt McNamara được giao cho một người khác, nhưng anh Trỗi xung phong đi thay vì vợ chồng người đồng đội đó đã có con, dù bản thân anh cũng mới cưới vợ được 10 ngày. 2/ Biết tin anh Trỗi bị kết án tử hình, nhóm du kích quân Venezuela đề nghị trao đổi con tin là sỹ quan Mỹ Smolen bị họ bắt ở Caracat. Nhưng sau khi Smolen được thả, Mỹ lật lọng đã bí mật xử bắn anh Trỗi. 3/ Trước khi bị bắn, anh hô lớn "Đả đảo đế quốc Mỹ! Hồ Chí Minh muôn năm! Việt Nam muôn năm!." Tờ báo Mỹ Maiaminews 15/10/1964 viết: “Trỗi bị giải ra pháp trường nơi có 11 tay súng chờ sẵn. Sau khi liên tục hô vang những lời đả kích Mỹ và chào vĩnh biệt Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trỗi đã từ chối bịt mắt trước khi bị bắn, tuy nhiên đến phút chót, đội thi hành án quyết định bịt mắt anh ta lại”.
Anh hùng Trần Thi Lý (1933-1992) quê Điện Bàn, Quảng Nam, nữ chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam, hoạt động tại Quảng Nam và Đà Nẵng. Tinh thần trung kiên, gan dạ, dũng cảm của chị thể hiện trong những lần giáp mặt với địch. 1/ Đầu năm 1952, chị bị kẻ thù bắt trong khi đi xây dựng cơ sở cách mạng ở nhiều xã thuộc vùng bị tạm chiếm trong tỉnh. 2/ Tháng 6/1955, chị lại bị kẻ thù bắt trong khi phụ trách đường dây liên lạc bí mật của tỉnh tại Đà Nẵng. 3/ Tháng 6 năm 1957, chị bị kẻ thù bắt cũng tại Đà Nẵng. Cả ba lần bị bắt ấy, chị bị kẻ thù tra tấn man rợ, nhưng vẫn giữ vững khí tiết cách mạng. Tháng 10/1958, bọn cai ngục cho rằng chị không đủ sức sống thêm, đã vứt chị ra ngoài nhà lao. Cơ sở kịp đưa về nhà chăm sóc, rồi được đưa ra miền Bắc chữa trị các vết thương. Trong lúc chị được điều trị tại Bệnh viện Việt - Xô, Hà Nội, nhà thơ Tố Hữu đến thăm và viết bài thơ “Người con gái Việt Nam”, tôn vinh chị: “Em là ai? Cô gái hay nàng tiên/ Em có tuổi hay không có tuổi/ Mái tóc em đây, là mây hay là suối/ Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông/ Thịt da em hay là sắt là đồng ?/... Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng/ Em đã sống lại rồi em đã sống/ Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung/ Không giết được em, người con gái anh hùng/... Từ cõi chết, em trở về, chói lọi/ Như buổi em đi, ngọn cờ đỏ gọi/ Em trở về, người con gái quang vinh/ Cả nước ôm em, khúc ruột của mình”.