Suy niệm
Thấy Đức Giê su vào Hội đường, người Pha ri sêu rình xem Người có chữa bệnh vaò ngày Sa bát không để tìm dịp tố cáo Người. Nhân cơ hội naỳ, Đức Giê su liền chấn chỉnh quan niệm hẹp hòi và lệch lại nơi những giới chức Do Thái về việc giữ luật ngày Sa bát. Đây là cuộc tranh luận thứ 5 giữa Đức Giê su và các đối phương của người chung quang việc giữ luật.
Qua bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giê su muốn đề cao những việc bác ái từ thiện , yêu thương phục vụ tha nhân như là việc phụng sự Thiên Chúa trong ngày Sa bát. Đây mới đúng là giá tri đích thực cũa việc thực hành “Ngày của Chúa”.
Thâm ý của phe chống đối là tìm cách để bắt lỗi Chúa. Ơ đây họ rình xem Chúa có chữa người bạt tay trong ngày sa-bát không, để bắt lổi Người vi phạm luật ngày Sa-bát, vì có luật cấm chữa bệnh trong ngày Sa-bát. Bảo vệ một cách quá khích những luật nghỉ ngày Sa-bát, người pharisêu đã hiểu sai ý nghĩa của nó,đồng thời có thể làm cho người khác hiểu lầm rằng Thiên Chúa đối lập với con người, luật Chúa không quan tâm đến điều tốt lành cho con nguời. Tinh thần vụ hình thức này đã làm hư cốt tuỷ của luật Chúa.
Nhận thấy ác ý và quan niện sai lầm của họ về việc giữ luật ngày Sa-bát, Đức Giê-su đã dạy cho họ bài học: chu toàn bồn phận bác ái còn có ưu tiên trên cả việc gưĩ luật nghỉ ngày Sa-bát , môt thực hành đạo đức quan trọng của người Do thái. Nói cách khác, việc việc thực hành đức bác aí mà không có lòng yêu thương anh em thì việc làm đạo đức kia có thể là một việc làm vụ lợi cho cá nhân, chứ không do lòng yêu mến đối với Chúa.
Qua việc chữa bệnh cho người bại tay trong ngày Sa-bát, Chúa Giê-su cho chúng ta thấy tâm hồn Ngài tràn đầy yêu thương đối với con người, đặc biệt đối với những người bạt tay khổ đau. Kể từ giây phút long trọng công bố sứ điệp”rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó, giaỉ thoát cho người tù tội, cho người mù được thấy, cho ngưới áp bức được tự do. . .” tại Hội đường Na-gia-rét, Ngài luôn trung thành với sứ mạng này để phục vụ và nâng cao con người.
Là môn đệ của Chúa, chúng ta phải tiếp tục sứ mạng mà Ngài trao phó với một tâm hồn tràn đầy lòng bác ái yêu thương, với quyết tâm dấn thân xây dựng Giáo Hội và con người xứng với phẩm vi là con cái của Chúa. Ơn cứu rổi của Chúa Giê-su không dừng lại ở mức độ nhân bản thuần tuý, nhưng còn phải vươn cao hơn đến thực tại sự sống thần thiêng và vĩnh cửu. Nói thế, không có nghĩa là người môn đệ có quyền lơ là với bổn phận xây dựng công bằng, phát triển liện đới nhân bản. Đức tin Ki-tô đích thực phải được thể hiện bằng những hành động tốt, cụ thể và hữu ích cho anh em, nhưng không dừng lại ở hành động tốt này mà phải tiến cao hơn nữa và vươn lên đến Chúa.
Tôn giáo là đạo yêu thương, sống đức tin là sống tình yêu thương. Tôn giáo không phải là cố giắng của con người đi lên Chúa mà làsáng kiến của Thiên Chúa đến với con người. Vì thế, chúng ta không nên dựa vào tài năng của mình mà đòi buộc Thiên Chúa phải theo ý mình, trái lại, chúng ta cần đón nhận sáng kiến đầy yêu thương của Thiên Chúa trong đời sống mình.
Người ta kể lại câu chuyện vui như sau: Một hôm Chúa Giê-su hiện ra với một đan sĩ có bổn phận phải coi nhà khách và thỉnh thoảng đan sĩ bố thí cho những người hành khất. Trớ trêu thay đúng vào lúc Chúa Giê-su hiện ra thì chuông nhà khách reo lên báo hiệu có người nghèo đến xin giúp đỡ. Thoạt đầu người đan sĩ có vẻ do dự không biết phải ở lại bên Chúa Giê-su đang hiện ra với mình hay phải đến nhà khách làm bổn phận mang thức ăn cho nguời hành khất. Nhưng rồi vi đan sĩ quyết định đến nhà khách để làm việc bác ái, xong việc đan sĩ trở lai với Chúa Giê-su và bất ngờ thấy Chúa còn chờ ở đó. Chúa Giê-su tươi cười nói với đan sĩ:”Nếu con đã không ra đi chu toàn bổn phận giúp cho người nghèo kia thì Ta đây đã không ở lại để chờ con.”
Người tín hữu thánh hoá ngày Chúa nhật bằng những việc làm cụ thể: từ thiện, bác ái, phục vụ anh em theo tinh thần của Đức Ki-tô.
Hãy luôn có một con tim quảng đại, nhạy cảm trước nhu cầu của những nguơì khác, và luôn dấn thân thực hiện tình yêu thương.