Tin tức - Hoạt động

Lịch sử ngày 1/5 với xã hội và Giáo hội

Cập nhật lúc 11:04 06/05/2019
Ngày quốc tế lao động 1/5, là ngày lễ có ý nghĩa quan trọng với những người lao động chân tay và trí óc trên toàn thế giới, và với cả những người theo đạo Công giáo.


Những người lao động trên thế giới lấy ngày 1/5 là ngày Tết chiến đấu.

Tại sao lại định vào ngày 1/5 và ngày đó có từ khi nào?

Cuối thế kỷ XIX, Mỹ và nhiều nước Châu Âu đã từng bước phát triển từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa đế quốc. Trong những năm tháng đen tối ấy, các nhà tư bản không ngừng tăng thời gian và cường độ để bóc lột công nhân. Ở Mỹ công nhân phải làm việc mỗi ngày từ 14 giờ-16 giờ, thậm chí có nơi đến 18 giờ. Dù thời gian lao động dài như vậy, họ vẫn phải sống cuộc sống đói khổ.

Những công nhân hiểu rằng muốn giành lấy điều kiện sinh tồn, chỉ có dựa vào sự đoàn kết kiên quyết đấu tranh với giai cấp tư bản. Họ đã hành động. Phong trào bãi công liên tục nổ ra. Khẩu hiệu đấu tranh chủ yếu đòi ngày làm 8 giờ. Trước sức ép mạnh mẽ của phong trào công nhân, quốc hội Mỹ buộc phải thông qua đạo luật về chế độ ngày làm 8 giờ. Nhưng đạo luật này chỉ là hình thức. Giai cấp tư bản không thi hành. Công nhân vẫn sống vất vưởng trong tình trạng khốn khổ, vẫn phải làm việc quần quật suốt ngày từ sang sớm đến tối. Công nhân quyết định đẩy cuộc đấu tranh giành quyền lợi lên một cao trào mới. Tháng 10/1884, tám tổ chức công nhân có tính chất quốc tế và toàn quốc Mỹ và Cânda, trong cuộc mit tinh tại Chicago Mỹ quyết định tổ chức tổng bãi công vào ngayg 1/5/1886, làm áp lực mạnh hơn buộc các nhà tư bản thi hành chế độ ngày làm 8 giờ.

Ngày 1/5 năm 1886 cuối cùng đã đến. Hôm ấy 35 vạn công nhân của hơn hai vạn xí nghiệp ở Mỹ ngừng làm việc, xuống đường tổ chức tuần hành thị uy rầm rộ sau họ chuyển sang tổng bãi công. Tham gia tuần hành và bãi công không chỉ có công nhân Mỹ mà còn có công nhân quốc tịch khác ở Mỹ. Tất cả các cuộc bãi công đều bị cảnh sát đàn áp khốc liệt. Nhiều lãnh tụ công nhân bị chết và bị bắt.

Nhưng ngọn lửa đấu tranh ngay 1/5 ở Mỹ nhanh chóng lan khắp châu Au, rồi đến các châu lục khác. Với sự kiên quyết đấu tranh của giai cấp công nhân Mỹ, được sự ủng hộ rộng rãi của dư luận tiến bộ thế giới, sau đó một tháng, gần 20 vạn công nhân Mỹ cuối cùng giành được quyền làm việc theo chế độ 8 giờ một ngày.

Ngày 14/7/1889 là ngày kỷ niệm một trăm năm - 1789- phá ngục Batti Pháp. Hôm đó đại hội đại biểu những người xã hội chủ nghĩa do những người Mac xit các nước triệu tập long trọng khai mạc ở Paris,căn cứ đề nghị của đại biểu Pháp, đại hội đã thông qua một nghị quyết lịch sử lấy ngày 1/5/1886 ngày đấu tranh của công nhân Mỹ đòi thực hiện chế độ ngày làm 8 giờ, làm ngày lễ chung của của giai cấp vô sản quốc tế. Nghị quyết kêu gọi: Ngày 1/5 hàng năm giai cấp công nhân các nước đều tổ chức tuần hành thị uy quy mô lớn, đòi các nhà cầm quyền thực hành chế độ ngày làm 8 giờ.

Ngày 1/5/1890 là ngày quốc tế lao động sau khi đại hội Paris thông qua nghị quyết nói trên.

Đối với người Công giáo, ngày quốc tế lao động 1/5 cũng là ngày Giáo hội Công giáo La Mã tôn vinh người có tên là Giuse được Kinh Thánh ghi nhận là một người thợ mộc, Cha nuôi Đức Giêsu ở Nagiaret xứ Galilê là một người lao động chân chính, mẫu gương cho các gia đình.

Việc tôn kính Giuse là một vị thánh, là truyền thống của Công giáo La mã, nhưng mãi đến thời Gioan Gerson (1363-1429) và Bernađinô thành Sienna (1380-1444) là những người có công khởi sự suy tư thần học về Giuse, và đến ngày 19-31479 đặt thành lễ quy.

Các Giáo hoàng Clementê XI, Benêdictô XIII, Piô IX đã công bố thánh Giuse là quan thầy Giáo Hội. Đến Giáo hoàng PiôXII (1939-1958) đặt lễ thánh Giuse Thợ vào ngày 1/5 là quan thầy của những người lao động. Giáo hoàng Gioan XXIII đã đưa ngày lễ 1/5 kính Thánh Giuse Thợ vào sách lễ quy Rôma. Từ đây các nhà thờ Công Giáo trên toàn thế giới đều tổ chức lễ trọng thể vào 1/5 hàng năm.

Trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam có câu: “Tay làm thì hàm nhai, tay quai thì miệng trễ”, với thánh Phao lô thì: “Ai không chịu làm thì đừng có ăn” (2Tx3,10). Vâng, đã mang lấy kiếp con người thì dù lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo, quyền uy hay bần cùng, đời tu hay đời thường…ai cũng phải lao động vất vả mới có miếng ăn. Lao động là bổn phận và là vinh quang, đây là câu nói khích lệ, trân trọng tất cả những ai đã và đang ngày đêm làm lụng vất vả trong việc mưu kế sinh nhai, trong việc giáo dục, chuyển giao luân lý, tri thức, khoa học, y học cho tầng lớp kế thừa…

Không vinh quang sao được, vì làm việc, lao động tất cả đều khởi đi từ Thiên Chúa, Đấng hoạt động, làm việc không ngừng nghỉ như lời minh định của Đức Giêsu: “Cho đến nay, Cha tôi vẫn làm việc, thì tôi cũng làm việc” (Ga5,17). Thiên Chúa là Đấng luôn lao động sáng tạo Và Ngài thực hiện công việc của mình với mục đích duy nhất là bày tỏ và trao ban Tình Yêu! 
 
Phêrô Nguyễn Mai
Thông tin khác:
Niềm vui phục sinh (04/05/2019)
Đức Tổng Giám mục da đen đầu tiên của Washington D.C (03/05/2019)
Lịch sử 850 năm nhà thờ Đức Bà Paris (23/04/2019)
Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng với ĐTC sau Phục Sinh (23/04/2019)
Lễ ký kết thỏa thuận tài trợ mổ mắt miễn phí trên xe lưu động (22/04/2019)
Con lừa và con gà trong Thánh Kinh (22/04/2019)
Cụm thi đua lĩnh vực Pháp luật và Tôn giáo phát động thi đua (22/04/2019)
Ba vành đai Hà Nội (22/04/2019)
Giáo xứ Cách Tâm bảo vệ môi trường (22/04/2019)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log