Tin tức - Hoạt động

Món nợ môn sinh

Cập nhật lúc 10:23 11/11/2019
- Món nợ môi sinh: trong khuôn khổ một nền luân lý đạo đức về các quan hệ quốc tế, Thông điệp của Đức Giáo hoàng cho thấy có “một thứ nợ về môi sinh” (51), nhất là nợ của các nước giầu đối với những nước nghèo trên thế giới. Đứng trước những thay đổi khí hậu, có “những trách nhiệm khác nhau” (52), và trách nhiệm của các nước phát triển thì lớn hơn. ​
Thảm họa biến đổi khí hậu đã cận kề, với hàng loạt cảnh báo đáng lo ngại. Ảnh: CTV
Thảm họa biến đổi khí hậu đã cận kề, với hàng loạt cảnh báo đáng lo ngại. Ảnh: CTV
Tìm hiểu Thông điệp 

- Món nợ môi sinh: trong khuôn khổ một nền luân lý đạo đức về các quan hệ quốc tế, Thông điệp của Đức Giáo hoàng cho thấy có “một thứ nợ về môi sinh” (51), nhất là nợ của các nước giầu đối với những nước nghèo trên thế giới. Đứng trước những thay đổi khí hậu, có “những trách nhiệm khác nhau” (52), và trách nhiệm của các nước phát triển thì lớn hơn.

Ý thức về những khác biệt sâu xa về các vấn đề này, Đức Thánh Cha Phanxicô tỏ ra rất ngạc nhiên vì “chỉ có những phản ứng yếu ớt” trước những thảm trạng của bao nhiêu con người và dân tộc. Mặc dù không thiếu những ví dụ tích cực (58), nhưng Thông điệp tố giác “một thái độ thiếu nhạy cảm và một thứ vô trách nhiệm thiếu suy xét” (59), thiếu một nền văn hóa thích hợp (53) và sự sẵn sàng thay đổi lối sống, sản xuất và tiêu thụ (59), trong khi đó cần cấp thiết “kiến tạo một hệ thống qui phạm (...) đảm bảo hệ thống môi sinh” (53).

Bình luận và minh họa

- Nhiều năm, nhiều lần các nước đã thấy vấn đề và cũng đã ngồi lại với nhau bàn phương thế giảm thiểu khí độc hại nhưng chưa tìm được tiếng nói chung vì vấn đề luẩn quẩn liên quan tới nền kinh tế của các nước công nghiệp nhất là Trung Quốc, Mỹ, Nga, Ấn Độ… Mãi tới cuối năm 2015, 195 nước trên thế giới mới ký một thỏa thuận chung có tính ràng buộc pháp lý về vấn đề biến đổi khí hậu tại Paris (Pháp). 

- Báo Thanh Niên 30/11/2015 (B.G, Văn Khoa chuyển ngữ): Người dân trong thảm họa biến đổi khí hậu – Bill Gates (người giàu nhất thế giới, đồng Chủ tịch Quỹ từ thiện Bill & Melinda Gates). Thanh Niên độc quyền giới thiệu bài phân tích của người giàu nhất thế giới Bill Gates nhân dịp khai mạc Hội nghị cấp cao lần thứ 21 của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu tại Pháp. “Vài năm trước, Melinda (vợ của Bill Gates - người dịch) và tôi đến thăm một số nông dân ở bang Bihar, vùng rốn lũ của Ấn Độ. Tất cả đều rất nghèo và phụ thuộc vào cây lúa để lo cái ăn cho gia đình. Vào mùa mưa hằng năm, họ đều đối mặt nguy cơ trắng tay vì lũ lụt. Đối với nông dân ở các nước đang phát triển, cuộc sống là một màn đi trên dây mà không hề có lưới an toàn. Họ không tiếp cận được hạt giống tốt và phân bón, hệ thống tưới tiêu lạc hậu và thiếu những công nghệ hữu ích khác cũng như không hề được bảo hiểm mùa màng. Chỉ cần một vài lần năm xui tháng hạn cũng đủ để khiến họ rơi sâu xuống vực thẳm đói nghèo. Giờ đây, biến đổi khí hậu sẽ khiến tình hình càng thêm nghiêm trọng. Trong vài thập niên nữa, tình trạng trái đất nóng lên sẽ phá hủy nghiêm trọng nền nông nghiệp các nước, đặc biệt là ở vùng nhiệt đới. Cây trồng sẽ không phát triển do mưa quá ít hoặc quá nhiều. Sâu bệnh sẽ càng sinh sôi nảy nở trong điều kiện khí hậu ấm hơn. Nông dân ở các nước giàu cũng sẽ bị ảnh hưởng nhưng họ có công cụ và sự hỗ trợ cần thiết để ứng phó. Trong khi đó, những nông dân nghèo nhất thế giới phải ra đồng mỗi ngày với bàn tay trắng và sẽ là đối tượng tổn thất nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu, mà lại ngay lúc thế giới đang chật vật giải quyết bài toán lương thực cho dân số ngày càng tăng”.

Ứng phó – Theo tôi (Bill Gates), nếu hành động ngay bây giờ, chúng ta vẫn có thể tránh được những tác động xấu nhất của biến đổi khí hậu và cung cấp đủ lương thực cho thế giới. Chính phủ các nước cần khẩn cấp đầu tư vào năng lượng sạch để giúp giảm đáng kể phát thải khí nhà kính và tạm ngăn nhiệt độ tăng lên. Nhu cầu bức bách không kém là đầu tư vào các nỗ lực giúp đỡ những người nghèo nhất thích ứng với biến đổi khí hậu. Đầu tiên là giúp nông dân, đặc biệt ở các nước đang phát triển, tiếp cận những công cụ cơ bản nhất như nguồn vốn, hạt giống, phân bón, huấn luyện kỹ năng tốt hơn cùng thị trường để tiêu thụ sản phẩm. Tiếp theo là những công cụ mới phù hợp với thực trạng mới... Tuy nhiên tôi vẫn tin rằng loài người nói chung và nông dân nói riêng có đủ khả năng để đương đầu với những thách thức sát sườn và cả trong tương lai. Nếu chúng ta hành động ngay từ bây giờ.
 
Lm Giuse Nguyễn Hữu Triết
Thông tin khác:
Tháng 11: Cầu cho các đẳng linh hồn (11/11/2019)
Giao ban Cụm thi đua UBĐKCG Việt Nam các tỉnh, thành phố phía Bắc năm 2019 (11/11/2019)
400 năm chữ quốc ngữ (07/11/2019)
Đồng bào Công giáo thủ đô thi đua yêu nước, xây dựng “xứ, họ đạo tiên tiến” (07/11/2019)
Những nụ cười hạnh phúc của khu xóm nghèo (07/11/2019)
Giáo xứ Thượng Chiểu (07/11/2019)
ĐTC Phanxicô cử hành thánh lễ tại hầm mộ Priscilla (05/11/2019)
Chính quyền Sri Lanka công nhận một nhà thờ Công giáo là “nơi thánh" (05/11/2019)
Hướng tới kỷ niệm 50 năm linh mục của ĐTC Phanxicô. (05/11/2019)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log