Tin tức - Hoạt động

Đặc sản đậu phụ Việt Nam ở tu viện Thụy Sĩ

Cập nhật lúc 15:02 29/05/2020
Có một tu viện ở Thụy Sĩ rất nổi tiếng với đặc sản của Việt Nam, đó là đậu phụ của tu viện Xitô Fatima (Fribuorg Notre - Dame de Fatima).
Đan viện Xitô Thánh Mẫu Fatima Orsonnens -Thụy Sĩ. Ảnh: CTV
Đan viện Xitô Thánh Mẫu Fatima Orsonnens -Thụy Sĩ. Ảnh: CTV

Có một tu viện ở Thụy Sĩ rất nổi tiếng với đặc sản của Việt Nam, đó là đậu phụ của tu viện Xitô Fatima (Fribuorg Notre - Dame de Fatima). Các linh mục, tu sĩ ở đây đều là người Việt. Họ đến từ nhiều quốc gia sau khi rời khỏi Việt Nam từ năm 1975. Linh mục Gioan Baotixita Chuyên đi từ đan viện Xitô Huế cho biết, dòng Xitô Huế do linh mục Henry Denis lấy tên Việt Nam là Benoit Thuận lập ra ngày 15/8/1918 tại Phước Sơn, Quảng Trị, giáo phận Huế. Khởi đầu, dòng Xitô Phước Sơn là thuộc quyền giáo phận. Sau đó, theo Sắc chỉ của Thánh bộ Tu sĩ ngay 24/5/1934, dòng được sáp nhập vào dòng Xitô thế giới. Bổn mạng của nhà dòng là lễ Thánh gia thất Chúa Giêsu, Đức Mẹ và thánh Giuse. Châm ngôn của dòng là Ora et Labora (Cầu nguyện và Lao động).
Sau biến cố năm 1975, cha Gioan Baotixita Chuyên qua Thụy Sĩ theo học lớp thần học cao cấp của Học viện Công giáo nước này cũng với 2 tu sĩ nữa. Biết nguyện vọng của các linh mục, tu sĩ đang lang thang nhiều nơi, cha Chuyên quyết đinh lập tu viện Đức Mẹ Fatima để quy tụ anh em lại vào năm 1979. Lúc đầu chỉ có 18 linh mục, tu sĩ. Đến nay tu viện đã có con số gấp nhiều lần: 108 linh mục, tu sĩ rồi. Vì phương châm của dòng là cầu nguyện và lao động nên các linh mục, tu sĩ ở đây có nhiều nghề như in ấn, đóng sách, hướng dẫn khách hành hương và đặc biệt có nghề làm đậu phụ- đặc sản của Việt Nam mà nhờ đó, tu viện không chỉ có thu nhập đủ trang trải 1/3 kinh phí cho nhà dòng mà còn nổi tiếng khắp Thụy Sĩ.
Tờ báo Lorzaine Fasster thuộc tập đoàn Le Martin Dimanche của Thụy Sĩ đã có bài tường thuật về nghề làm đậu phụ của nhà dòng khá sinh động. Tờ báo cho biết, lúc đầu, tu viện làm đậu phụ vì đó là món ăn phổ biến ở Việt Nam, lại không béo như ăn thịt nên nhà dòng sản xuất để cải thiện bữa ăn trong nhà thôi. Thế nhưng, sản phẩm đậu phụ của tu viện lại rất được đồng hương người Việt ở Thụy Sĩ hâm mộ. Họ đề nghị nhà dòng làm nhiều lên để cho họ được thưởng thức món ăn quê hương. Vậy là tu viện bắt đầu sản xuất nhiều lên. Về kỹ thuật, có một gia đình Công giáo người Việt nói tiếng Đức, hiện mới định cư ở Thụy Sĩ có nghề làm đậu phụ lâu đời đến hướng dẫn cho các thày trong tu viện.Phòng sản xuất được đặt ở tầng một của tu viện. Các linh mục, tu sĩ của dòng chia thành nhóm sản xuất. Mỗi nhóm có 8 người và cũng chỉ làm có 1 ngày thứ hai với số lượng là 300 kg đậu phụ. Để có nguyên liệu làm quanh năm, tu viện phải đặt mua đậu nành loại tốt ở siêu thị Valais, được trồng bằng phân hữu cơ sạch. Đây là yếu tố đầu tiên cho sản phẩm đậu phụ ngon. Một năm tu viện sản xuất hết chừng 10 tấn đậu nành. Các bao đậu được xếp chồng lên nhau cao tận trần nhà kho. 
 
Thành phẩm đậu hũ. Ảnh: CTV
Thành phẩm đậu hũ. Ảnh: CTV

Linh mục Martin Tuấn hôm nay phụ trách nhóm làm đậu phụ. Dù tuổi đã 63 nhưng cha vác từng bao đậu 25kg nhẹ như không. Cha cười: vác hàng chục năm, quen rồi.Đến giờ lao động, các tu sĩ đeo găng tay, đội mũ bảo hộ, đeo tạp dề (ảnh dưới). 5kg đậu nành được ngâm từ cách đó 10 tiếng. Thày Emanuel Khánh phải dậy sớm để vớt đậu ra cho ráo nước. Đến 7h30, cả nhóm bắt đầu sản xuất. Theo thày Martin Khánh, công nghệ sản xuất đậu phụ cũng đơn giản. Từ hạt đậu nành ngâm, cho vào máy chiết suất ra sữa đậu nành. Sau đó đun sôi 95 độ trong vòng 45 phút, rồi đổ vào thùng trộn hỗn hợp muối, dấm. Để hỗn hợp nguội rồi cho vào khuôn ép ra miếng. Cứ mỗi miếng 500g. Tiếp đó đưa vào ngâm trong nước lạnh. Thứ ba, tư, các thày sẽ lái xe đưa giao cho các siêu thị ở Fribuorg, Bera, Lausane. Nhiều quán ăn châu Á thích sản phẩm này nhưng tu viện không làm thêm vì còn phải cầu nguyện nữa. Ngoài đậu phụ, tu viện cũng làm thêm chả cá, giò, giá đậu xanh cũng được nhiều đồng hương ưa thích.
BÍCH HẢI
Thông tin khác:
Giáo dục đạo đức trong các trường tư thục Công giáo miền Nam (29/05/2020)
Thành lập Bảo tàng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (28/05/2020)
Giáo hội Thái Lan có tân Tổng Giám mục (25/05/2020)
"Chuỗi Mân Côi hy vọng" cầu nguyện cho các bệnh nhân Covid-19 (25/05/2020)
“Năm Kỷ niệm đặc biệt Laudato Sì” - ngày 24/05 cầu nguyện cho trái đất và nhân loại (25/05/2020)
Lộng lẫy nhà thờ Cù Lao Giêng (22/05/2020)
Giáo xứ Phong Ý (22/05/2020)
Quận Đống Đa chung tay phòng, chống dịch Covid - 19 (22/05/2020)
Chợ gạo Tiền Giang: Sinh động mô hình bảo vệ môi trường (21/05/2020)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log