Tin tức - Hoạt động

Môn sinh học văn hóa

Cập nhật lúc 16:01 25/06/2020
Cận kề gia sản tự nhiên, còn có gia sản lịch sử, nghệ thuật và văn hóa, tất cả đều bị hăm dọa.
Phong cảnh thị xã Sa Pa. Ảnh: Ngọc Mai
Phong cảnh thị xã Sa Pa. Ảnh: Ngọc Mai
Tìm hiểu Thông điệp
- Cận kề gia sản tự nhiên, còn có gia sản lịch sử, nghệ thuật và văn hóa, tất cả đều bị hăm dọa. Đó là một phần căn tính chung của một vị trí và là nền tảng cho việc xây dựng một thành phố có thể trú ngụ được. Không kể đến việc tàn phá một điều gì đó hay xây dựng những thành phố mới có nhiều sinh thái hơn, nhưng để ở thì không thích thú mấy. Lịch sử, văn hóa và kỹ thuật xây dựng của một vị trí cũng phải được tính toán, để có thể bảo đảm được căn tính nguyên thủy của nó. Vì thế môi sinh học cũng phải chú tâm đến việc chăm sóc sự phong phú văn hóa của nhân loại theo nghĩa rộng nhất.
Cách trực tiếp nhất, khi phân tích các vấn đề liên hệ đến môi sinh học, cũng phải chú tâm đến văn hóa địa phương, trong đó, người ta phải kết hợp ngôn ngữ của khoa học - kỹ thuật đối thoại với ngôn ngữ của dân chúng. Khi chú tâm đến liên hệ của con người với môi sinh, thì không thể loại bỏ văn hóa được, và không những chú tâm đến các đài kỷ niệm của quá khứ, nhưng còn đặc biệt chú tâm đến ý nghĩa sống động, năng nổ và chia sẻ.(LD 143)
- Biết bao hình thức tập trung để bóc lột và tàn phá môi trường, không những làm cạn kiệt tài nguyên để sống tại địa phương, nhưng còn làm kiệt quệ những khả năng xã hội để giúp có được một cách sống, mà trong một thời gian dài, đã đem lại một căn tính văn hóa cũng như một ý nghĩa cho hiện sinh và sự sống chung. Việc làm biến đi một thứ văn hóa cũng nặng nề như làm biến đi một loài thú hay một loài cây cối. Việc thiết đặt một kiểu sống đơn nhất liên kết với một cách sản xuất có thể còn hại hơn là ảnh hưởng trên hệ thống môi sinh. (LD 145)
Bình luận và minh họa 
- Văn hóa không chỉ tác động đến cuộc sống vật chất mà nó còn tác động đến tâm trí, tư tưởng và đời sống tinh thần của con người.Trên thế giới có rất nhiều nền văn hoá khác nhau, dẫn tới những hành vi có tác động đến môi trường cũng rất khác nhau.
- Thực tiễn văn hóa ở Việt Nam trong nhiều năm qua đã cho thấy, nhiều chính sách xã hội nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế và cải thiện đời sống cho đồng bào các dân tộc ít người đã ít phát huy được tác dụng. Sở dĩ như vậy là những người đề ra chính sách đã không thực sự “hiểu” được văn hóa của đồng bào dân tộc, thậm chí lại lấy chính những tiêu chí về văn hóa của người Việt để áp đặt vào cuộc sống của họ.
- Không có môi trường văn hóa, con người khó có thể tồn tại, nói gì đến sống tốt, sống làm người tử tế. Truyện kể rằng, có một cậu bé lạc vào rừng đã được bầy sói nuôi sống. Khi người ta phát hiện ra cậu và đưa cậu về môi trường người, cậu đã không sống nổi. Ở Việt Nam cũng có trường hợp “người rừng” khi được đưa về với người thân đã phải chật vật, khó khăn lắm để làm quen với môi trường người thân thiết.
- Những thành phố, địa điểm du lịch, nơi danh lam, thắng cảnh, chốn cửa thiền, địa chỉ tâm linh,... là các điểm đến của nhiều người, thu hút rất nhiều du khách. Những nơi đó, đương nhiên phải là điểm sáng của văn hóa ứng xử, thể hiện lòng mến khách cũng như sự lịch thiệp của “chủ nhà”. Thế nhưng, mọi chuyện diễn ra ở các điểm du lịch đó ở nước ta lại khác, khiến du khách phải e ngại, cảnh giác trong một trạng thái nơm nớp đề phòng tai bay, vạ gió đủ kiểu từ chèo kéo đến “chặt chém”, từ lừa đảo đến bị đe dọa bằng vũ lực. Đó là chuyện ứng xử giữa người và người với nhau tại các điểm du lịch, không hề có văn hóa.
- Còn cái cách mà người ta ứng xử với thiên nhiên mới thực là điều đáng lo ngại. Bất cứ ở điểm du lịch nào cũng dễ dàng nhận thấy cảnh quan, môi trường bị xâm hại hết sức nặng nề bởi những hành vi gây ô nhiễm môi trường, phá hoại cảnh quan thiên nhiên. Mới đây nhất, vùng lõi Tràng An (Ninh Bình), khu bảo tồn thiên nhiên, di sản văn hóa độc nhất Đông Nam Á mà người ta dám phá núi để xây dựng đường đi trong đó. Có những di tích cổ có tuổi đời hàng trăm năm, vì lợi ích kinh tế, lợi ích nhóm mà đập bỏ xây mới theo thời thượng, bỏ quên nét văn hóa truyền thống.
Tóm lại, cần xây dựng, giữ gìn môi trường văn hóa, thể hiện trong từng cách ứng xử của cơ quan quản lý cũng như mỗi người, từ những việc nhỏ nhất như vứt một cọng rác đến việc lớn như bảo tồn thiên nhiên. Với cái cách mà người ta đang ứng xử với du khách, với môi trường hiện nay thì môi trường văn hóa đó đang bị ô nhiễm rất nặng nề!
Lm Nguyễn Hữu Triết
Thông tin khác:
Cuộc rước "Săng - Ty" (25/06/2020)
Thăm đảo Bạch Long Vĩ (25/06/2020)
Tân tổng thống của Burundi quỳ cầu nguyện trước khi tuyên thệ nhậm chức (23/06/2020)
ĐTC Phanxicô thêm ba lời cầu vào Kinh Cầu Đức Mẹ (23/06/2020)
Vatican bổ nhiệm các thành viên mới cho Ủy ban Giáo hoàng về các hoạt động y tế (18/06/2020)
ĐTC Phanxicô kêu gọi hòa bình cho Libia (18/06/2020)
Giáo phận Đà Nẵng: Đại hội Năm Thánh Đức Mẹ Trà Kiệu 29-30/5/2020 (17/06/2020)
Tư liệu về linh mục Phêrô Phạm Bá Trực (1946-1954): Giới thiệu tổng quan, đính chính, mấy vấn đề cần làm rõ (17/06/2020)
ĐTC Phanxicô chào thăm tín hữu hành hương đền thánh Đức Mẹ Loreto lần thứ 42 (16/06/2020)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log