Tham dự hội nghị có các vị đại diện Uỷ ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, Uỷ ban Đoàn kết Công giáo, Ban Tôn giáo thành phố, Thường trực huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc huyện Thường Tín, các vị là Chủ tịch UBND, UBMTTQ các xã, thị trấn có đông đồng bào Công giáo và hơn 66 đại biểu là những điển hình tiên tiến xuất sắc trong huyện.
Trên địa bàn huyện Tường Tín hiện nay có 5 giáo xứ, 5 linh mục với 11.922 giáo dân chiếm gần 5% dân số toàn huyện, sinh sống ở 19 thôn thuộc 11/29 xã. Có 16 nhà thờ, 2 nhà nguyện, 2 đến thánh.
Với truyền thống yêu nước đồng hành cùng với dân tộc, ngày nay trong công cuộc xây dựng đất nước, người Công giáo huyện Thường Tín luôn đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hoá.
Trong sản xuất nông nghiệp, bà con giáo dân đã áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi… từ đó năng suất lúa hoa màu ở hầu hết các xứ, họ đạo đều cho năng suất cao như họ đạo Thượng Cung, Định Quán, xã Tiền Phong. họ Thuỵ Xuyên xã Hồng Vân, họ Nội Thôn xã Vân Tảo… Cùng với việc đẩy mạnh năng suất cây trồng vật nuôi, bà con giáo dân đã tích cực chuyển đổi mô hình cơ cấu cây trồng như cây cảnh, chuyên canh trồng rau màu cho thu nhập mang lại giá trị kinh tế cao, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động . Bình quân mỗi hộ trồng cây cảnh cho thu nhập từ 100 đến 500 triệu đồng/ năm như hộ gia đình anh Hoà, anh Quỳnh, ông Thuận, ông Nam, anh Cường, anh Trí, chị Huyền, anh Tuấn…
Nhiều bà con giáo dân ở giáo xứ Sở Hạ, họ Bằng Sở, họ Sâm Dương với nghề thủ công mây tre đan truyền thống, đã tạo công ăn việc làm cho nhân dân ở địa phương cho thu nhập từ 2 đến 2 triệu đồng/người/tháng như ông Bùi Thành Chung, Nguyễn Văn Chành, Bùi Văn Đoàn, Tạ Quang Thiện, Nguyễn Đức Mạnh, Hồ Thành Chuyển…
Các công trình công cộng như đường làng, ngõ xóm đổ bê tông, lát gạch phong quan sach đẹp, nhà văn hoá, sân chơi thể thao… được đầu tư xây dựng đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân dân, tạo nên diện mạo mới cho làng quê nông thôn.
Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn, Lá lành đùm lá rách” và thấm nhuần giáo lí của người Công giáo “Thương người như mình ta vậy”, 5 năm qua đồng bào Công giáo huyện tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo từ thiện, điển hình như giáo xứ Sở Hạ, họ Sâm Dương ủng hộ với số tiền là 45.454.000 đồng, giáo xứ La Phù giúp đỡ và thăm bệnh nhân trại phong Ba Sao (Hà Nam), Xuân Mai (Hoà Bình), Văn Môn (Thái Bình) với số tiền 28.500.000 đồng cùng với 300 kg đường, 300 kg gạo, 290 thùng quần áo và các vật dụng khác…
5 năm qua nhìn chung các phong trào thi đua yêu nước, các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo trên địa bàn huyện từng bước đi vào nề nếp, bà con giáo dân tích cực tham gia các hoạt động phong trào ở địa phương, góp phần việc việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh ninh quốc phòng của huyện.
Tại hội nghị, 12 tập thể, cá nhân trong đồng bào Công giáo huyện đã được UBND huyện trao tặng bằng khen vì có nhiều thành tích trong phong trào thi đua yêu nước 5 năm 2005-2010. Hội nghị còn đề cử 5 đại biểu tham dự hội nghị thi đua cấp thành phố được tổ chức vào đầu tháng 9/2010.