Tin tức - Hoạt động

Cởi mở, sẵn sàng hội nhập với thế giới

Cập nhật lúc 11:15 14/02/2022
Năm 2011, Tòa Giám mục Quy Nhơn xây dựng công trình ghi danh 3 linh mục dòng Tên gồm: Francesco Buzomi, Christotoro Borri (Ý), Francisco de Pina (Bồ Đào Nha) và tu huynh António Dias (Bồ Đào Nha)
Công trinh ghi danh 3 linh mục dòng Tên tại thôn An Hòa, xã Phước Quang, huyê ̀ n Tuy Phước, tỉnh ̣ Bình Định. Ảnh: CTV
Công trinh ghi danh 3 linh mục dòng Tên tại thôn An Hòa, xã Phước Quang, huyê ̀ n Tuy Phước, tỉnh ̣ Bình Định. Ảnh: CTV

Công trình biểu tượng này mượn dáng cây cổ thụ có nhiều nhánh, biểu trưng cho nguồn cội, sự phát triển của Công giáo và Quốc ngữ bắt đầu phôi thai từ nơi này. Tuy nhiên, ngoài điều này, hiện tại vẫn chưa có mót việc làm, hành động nào cụ thể để tưởng nhớ đến công lao của những người đã phôi thai chữ Quốc ngữ tại Bình Định mặc dù nhiều năm qua vấn đề này vẫn được đề cập đến khá nhiều lần.

Nhà thơ Thanh Thảo - người đã tham gia nhiều sự kiện liên quan đến vấn đề “nguồn gốc chữ Quốc ngữ” - chia sẻ: Ghi nhớ công đầu với những tu sĩ sáng tạo ra chữ Quốc ngữ là việc làm tốt đẹp, đúng truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam. Thành phố Quy Nhơn, huyện Tuy Phước của tỉnh Bình Định và thậm chí là cả thị xã Hoài Nhơn - quê hương của quan Khám lý phủ Quy Nhơn Trần Đức Hòa - cũng có thể lấy tên các tu sĩ này đặt tên đường phố hoặc công viên. Không chỉ có vậy, ta còn nên ghi nhận đóng góp lớn lao của họ bằng hình thức xây dựng một Bảo tàng chữ Quốc ngữ ở Bình Định, tổ chức Lễ hội chữ Quốc ngữ như một điểm nhấn trong Lễ hội Đô thị Nước Mặn - nơi nó được sinh ra... Tôi nghĩ những việc làm này chứng tỏ năng lực tiếp nhận và phát triển văn hóa của người Bình Định. Nó là một cách gắn kết tình cảm của người Bình Định với du khách quốc tế, đặc biệt là người Ý, Bồ Đào Nha, Pháp... Chứng tỏ người Bình Định cởi mở và chân thành!

Một số người băn khoăn về yếu tố người nước ngoài, liên hệ từ việc truyền giáo đến cuộc đô hộ của thực dân Pháp. Về điều này xin được trao đổi như sau, cứ tạm tính thời điểm các nhà truyền giáo đến Việt Nam vào năm 1615 và họ bắt đầu ghi âm tiếng Việt bằng những ký tự Latinh sáng tạo chữ Quốc ngữ vào năm 1618. Và xin nhắc lại ngày 1/9/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha gồm 16 tàu chiến được trang bị vũ khí thuộc loại hiện đại nhất tấn công vào Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược nước ta. Như vậy hai sự kiện cách nhau 240 năm, có lẽ quá nhiều cho một cuộc gán ghép như thế. Tuy phi lý nhưng dẫu có thế đi chăng nữa thì lại xin nhắc tiếp, khi bắt nhổ lúa trồng đay, phát xít Nhật đã gây ra cái chết cho 2 triệu đồng bào Việt Nam trong nạn đói năm 1945. Hoặc như ngay tại Bình Định, binh lính Hàn Quốc gây ra nhiều vụ thảm sát, có vụ như vụ thảm sát Bình An ở huyện Tây Sơn khiến hơn 1.000 đồng bào ta thiệt mạng vào năm 1966. Nhưng ngày nay, quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam với 2 quốc gia này rất nồng ấm trên nhiều phương diện, thậm chí ngay trung tâm thành phố Quy Nhơn còn có đường phố Yongsan; ngược lại chính quyền quận Yongsan cũng đã đặt tên đường mang tên Quy Nhơn tại khu đô thị trung tâm sầm uất của thành phố Seoul, Hàn Quốc. Chúng ta đã khép lại quá khứ đau buồn như thế và đã mở ra tương lai rõ ràng là tốt đẹp hơn. Ở nước ta, theo “Quy chế đặt tên, đối tên đường, phố và công trình công cộng” ban hành kèm Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 (Nghi định 91), việc đặt tên đường ngoài “góp phần thực hiện tốt công tác quản lý đô thị, quản lý hành chính...” thì còn “góp phần giáo dục truyền thống lịch sử - văn hóa dân tộc, nâng cao tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, tình hữu nghị đoàn kết quốc tế”.

Hãy hình dung tới đây sẽ có những người Ý, Bồ Đào Nha, Pháp thích thú như thế nào khi nghe kể về chuyện vì sao ở tỉnh Bình Định của Việt Nam lại có đường phố Francesco Buzomi, Christotoro Borri, quảng trường Francisco de Pina hoặc vườn hoa António Dias... Những câu chuyện thú vị như thế sẽ thú vị nhất khi được nghe kể tại Lễ hội đô thị Nước Mặn hoặc trong khu vườn sao đen cổ thụ trăm tuổi ở Tiểu chủng viện Làng Sông, bạn có đồng ý như thế không?

Việc sáng tạo ra chữ Quốc ngữ thật sự đóng góp rất lớn cho tiến trình phát triển văn hóa Việt Nam, đây là điều không ai có thể phủ nhận. Quá trình hình thành chữ Quốc ngữ là công trình tập thể, trong đó vai trò các nhà truyền giáo nói trên đã được khẳng định. Việc vinh danh những người sáng tạo ra chữ Quốc ngữ còn cho thấy tỉnh Bình Định cởi mở, đã săn sàng hội nhập sâu rộng với thế giới như thế nào.
ĐA
Thông tin khác:
Bám sát nhiệm vụ trọng tâm, chuẩn bị chu đáo cho hoạt động của Trung ương Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam (13/02/2022)
Niềm vui từ những ngôi nhà nhân ái (12/02/2022)
Quảng Trị: Xuân về trong những ngôi nhà Đại đoàn kết (12/02/2022)
Trưởng ban Công tác Mặt trận dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm để chăm lo đời sống của nhân dân (13/02/2022)
"Ngôi làng Phanxicô" nơi chung sống trong tình huynh đệ và ý thức bảo vệ môi trường (11/02/2022)
Tại sao hoa lan đột biến lại "sốt" đột biến? (10/02/2022)
Mẹ của rừng (10/02/2022)
Hà Tĩnh: Đồng bào Công giáo tích cực thi đua "Sống tốt đời đẹp đạo" (09/02/2022)
Triển khai phát động thi đua "xứ, họ đạo tiên tiến" (09/02/2022)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log