Tham dự Toạ đàm có hơn 90 đại biểu là linh mục, nữ tu, giáo dân, các nhà doanh nhân Công giáo trong thành phố, các vị đại diện lãnh đạo Đảng, Chính quyền, Mặt trận TQVN thành phố và cùng đại diện lãnh đạo Mặt trận 7 quận, huyện.
Linh mục Trần Quốc Việt, Hạt trưởng Hội An thay mặt Ban BAXH- CARITAS giáo phận Đà Nẵng chia sẻ về Học thuyết xã hội Công giáo “Đức Tin của chúng ta có một chiều kích xã hội sâu xa. Chúng ta không thể tự nhận là ‘Công Giáo’ nếu chúng ta không nghe lời mời gọi của Hội Thánh trong việc phục vụ người nghèo và hoạt động cho công lý và hoà bình.” đặc biệt nhấn mạnh vai trò người giáo dân trong việc thực hiện Thư Chung Hậu Đại hội Dân Chúa 2010 đã định hướng cho đời sống và hoạt động của Giáo hội Việt Nam trong hoàn cảnh đất nước hiện tại nhất là để thực hiện lời mời gọi của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhắn nhủ cho các tín hữu Việt Nam “Bằng đời sống xây nền trên đức ái, sự liêm chính, việc quý trọng công ích, anh chi em phải chứng tỏ rằng người Công giáo tốt cũng là người Công dân tốt” các tín hữu cần thấu triệt giáo huấn của Giáo hội về xã hội và đề cao những đức tính tương thân tương ái, tôn sư trọng đạo vốn là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Thiên Chúa dựng nên con người để sống trong xã hội. Ơn gọi của con người là biểu hiện hình ảnh Thiên Chúa và dần dần biến đổi thành hình ảnh Đức Kitô. Không những Thiên Chúa ban gọi này cho mỗi cá nhân, mà con cho toàn thể cộng đồng nhân loại.
Hơn 10 đề tài được trình bày tại buổi Tọa đàm tập trung vào một số chủ trương lớn của thành phố để thực hiện chính sách ASXH và Chỉ thị 24-CT/TU của Thành ủy Đà Nẵng về tiếp tục đẩy mạnh công tác phối hợp giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt nghèo, học sinh bỏ học và thiếu niên hư vi phạm pháp luật trên địa bàn thành phố:
1. - Đẩy mạnh Chương trình xây dựng “thành phố 5 không” và “ thành phố 3 có”.
* Thành phố 5 không: Không có hộ đặc biệt nghèo, không có học sinh bỏ học nữa chừng vì lý do kinh tế, không có người lang thang xin ăn, không có người nghiện ma túy trong cộng đồng và không có giết người để cướp của.
* Thành phố 3 có: Có nhà ở; có việc làm và có nếp sống văn hóa văn minh đô thị.
2.Về hộ nghèo:
- Tạo vốn , phương tiện làm ăn
- Giúp xây dựng và sửa chữa nhà ở
- Giúp khám chữa bệnh…
- Tạo điều kiện để người nghèo tiếp cận được các dịch vụ xã hội.
3. Về học sinh có nguy cơ bỏ học nửa chừng:
- Cấp học bổng
- Đẩy mạnh phong trào tiếp sức đến trường…
- Xây dựng xã hội học tập. Cổ vũ phong trào xây dựng “Gia đình hiếu học”…
4. Giáo dục thiếu niên hư:
- Cảm hóa giáo dục thông qua việc phân công các đoàn thể, các tổ chức nhận đỡ đầu kèm cặp…
5. Cộng đồng trách nhiệm vì mục tiêu An sinh xã hội:
- Chăm lo An sinh xã hội là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cả cộng đồng và toàn xã hội.
- Riêng giới Công giáo: Việc góp phần chăm lo An sinh xã hội là công việc phù hợp với giáo lý ( Thư Chung, Sứ điệp…)
Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Lê Ngọc Dũng, ông Nguyễn Đăng Hải, hai Phó Chủ tịch UBMTTQ thành phố, đánh giá cao tấm lòng bác ái, nhân đạo của các vị chức sắc và giáo dân trên địa bàn thành phố, và biểu dương Ủy ban Đoàn kết Công giáo trong thời gian trong lĩnh vực hoạt động Từ thiện – Xã hội góp phần cùng nhân dân thành phố “ Xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đồng thời chúc giới Công giáo Đà Nẵng “ Sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào “ cùng hướng về mục tiêu “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội, dân chủ, công bằng, văn minh “
Cũng trong buổi Tọa đàm này Ban Từ thiện – Xã hội Ủy ban Đoàn kết Công giáo tp Đà Nẵng đã trao 20 suất quà cho các học sinh nghèo vượt khó, 10 phong bì cho các gia đình nghèo gặp khó khăn và hỗ trợ 20 triệu đồng xây dựng I căn nhà tình thương với tổng giá trị trên 50 triệu đồng.