Tin tức - Hoạt động

Đến thăm Mông Cổ

Cập nhật lúc 13:43 29/08/2023
LTS: Ngày 31/8 đến 4/9, Đức Thánh Cha Phanxicô có chuyến tông du đến đất nước Mông Cổ. Đây là một sự kiện lớn chưa từng có đến với một đất nước mà tín hữu Công giáo chỉ là một phần rất nhỏ. Giáo hội Công giáo mới được tái sinh sau 30 năm (1992-2022). Xin giới thiệu đôi nét về đất nước và Giáo hội Công giáo Mông Cổ
Cuộc sống du mục của người Mông Cổ gắn liền với những thảo nguyên bao la, rộng lớn.
Cuộc sống du mục của người Mông Cổ gắn liền với những thảo nguyên bao la, rộng lớn.
 
1. Khái quát về đất nước Mông Cổ
Mông Cổ là đất nước trải dài từ Trung Á sang Đông Á. Phía Bắc nước này giáp với Nga, 3 phía còn lại được bao tròn bởi Trung Quốc. Mông Cổ không có biên giới chung với Kazakhstan, nhưng điểm cực Tây của đất nước này chỉ cách điểm cực Đông của Kazakhstan 38km, nên khi nhìn trên bản đồ sẽ rất nhiều người nhầm lẫn là hai nước giáp nhau. Diện tích của Mông Cổ khá rộng với hơn 1.500.000 km2, thế nhưng dân số nước này chỉ có 3,3 triệu người, vì vậy, Mông Cổ có mật độ dân số thấp nhất thế giới.
Thủ đô Ulan Bator có vị trí biệt lập, nằm ở độ cao 1.350m (4.430 ft) so với mực nước biển, hơi lệch về phía Đông ở miền Trung Mông Cổ và nằm bên sông Tuul, một phụ lưu của sông Selenge, thuộc một thung lũng nằm tại chân núi Bogd Khan. Dù có quỹ đất rộng nhưng 45% dân số Mông Cổ lại sinh sống tại Thủ đô Ulan Bator.
 
Một góc đất nước Mông Cổ hôm nay.
Một góc đất nước Mông Cổ hôm nay.

Trái với suy nghĩ của nhiều người, rằng đất nước Mông Cổ chỉ có sa mạc và thảo nguyên xanh, với người dân cưỡi ngựa, thì Ulan Bator là một thành phố rất hiện đại, những tòa nhà cao tầng, xe cộ tấp nập. Đây cũng là nơi nằm trong TOP những thủ đô lạnh nhất thế giới, khi mùa đông có thể lạnh đến - 40 độ C. Đất nước này có vô vàn những điều thú vị và bí ẩn mà không phải ai cũng biết.

 2. Giáo hội Công giáo Mông Cổ

 
Kỷ niệm 30 năm thành lập Giáo hội Công giáo ở Mông Cổ (2022).
Kỷ niệm 30 năm thành lập Giáo hội Công giáo ở Mông Cổ (2022).

Giáo hội Công giáo ở Mông Cổ là một phần của Giáo hội Công giáo Hoàn vũ, dưới sự lãnh đạo tinh thần của Đức Giáo hoàng ở Vatican. Có khoảng 1.500 người Công giáo ở đất nước được nhóm hịệp thành các cộng đoàn thuộc ba nhà thờ ở thủ đô Ulanbator, cộng với các nhà thờ ở Darkhan, Arvaikheer, Erdenet và các điểm truyền giáo có thể phát triển thành nhà thờ.
Công giáo lần đầu tiên được giới thiệu vào thế kỷ XIII vào thời đế chế Mông Cổ, nhưng đã chết với sự sụp đổ của triều đại nhà Nguyên vào năm 1368. Hoạt động truyền giáo mới chỉ được đặt sau Chiến tranh Nha phiến lần thứ Hai vào giữa thế kỷ XIX. Vào sau những thập niên 50 đến cuối thập niên 80, Mông Cổ đóng cửa với các nước phương Tây.
Với sự ra đời của nền dân chủ vào năm 1991, các nhà truyền giáo Công giáo đã trở lại và xây dựng lại nhà thờ từ đầu. Tính đến năm 2016, có một Hạt Phủ doãn Tông Tòa, 01 Giám mục, 06 nhà thờ và quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh và Mông Cổ được thiết lập lại kể từ ngày 4/4/1992.
Giám mục Wenceslao Padilla, Giám mục Phủ doãn Tông Tòa tiên khởi qua đời vào ngày 25/9/2018 sau 26 năm phục vụ ở Mông Cổ, 15 năm trong số đó với vai trò Giám mục. Trong công nghị tấn phong Hồng y gần đây nhất, vào tháng 8/2022, Đức Thánh Cha đã vinh thăng Đức cha Giorgio Marengo, Phủ doãn Tông tòa thủ đô Ulanbartor của Mông Cổ, làm Hồng y tiên khởi của nước này.
 
Đức Hồng y Giorgio Marengo với các tín hữu Mông Cổ.
Đức Hồng y Giorgio Marengo với các tín hữu Mông Cổ.
Một cộng đoàn Công giáo Mông Cổ
Một cộng đoàn Công giáo Mông Cổ
Theo niên giám năm 2022 của Tòa Thánh, Phủ doãn Tông Tòa Alanbator bao trùm toàn thể lãnh thổ Mông Cổ và chỉ có khoảng 1.500 tín hữu Công giáo, thuộc 8 giáo xứ, 2 giáo họ. Nhân sự của Giáo hội địa phương, ngoài Đức Hồng y Phủ doãn, có 5 linh mục giáo phận, 19 linh mục dòng, 35 nữ tu, 28 tu huynh. Ngoài các giáo xứ, họ còn hoạt động tại 10 trường học, 54 tổ chức từ thiện, số người được rửa tội trong năm là 37 người.
3. Chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô
Nhận lời mời của Tổng thống Mông Cổ và Giáo hội địa phương, Đức Thánh Cha Phanxicô thăm quốc gia Đông Á này từ ngày 31/8 đến 4/9/2023.
Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, đã đưa ra thông báo chính thức trong một tuyên bố được công bố trưa thứ Bảy 3/6/2023, cho biết: “Nhận lời mời của Tổng thống Mông Cổ và các lãnh đạo Giáo hội của nước này, Đức Thánh Cha Phanxicô thực hiện chuyến Tông du đến Mông Cổ từ ngày 31/8 đến 4/9 năm nay”.
Giám đốc Phòng Báo chí Toà Thánh nói thêm rằng chương trình của chuyến viếng thăm và các chi tiết dự kiến như sau:
Đức Thánh Cha rời Rôma lúc 6 giờ 30 chiều thứ Năm, ngày 31/8 và bay tới thủ đô Ulanbator của Mông Cổ, lúc 10 giờ sáng, thứ Sáu, ngày 01/9, sau chuyến bay dài 9,5 tiếng đồng hồ.
Sáng thứ Bảy, ngày 02/9, lúc 9 giờ, diễn ra lễ nghi chào đón chính thức, và Đức Thánh Cha viếng thăm Tổng thống, gặp gỡ chính quyền và các đại diện dân sự cùng với ngoại giao đoàn, gặp riêng Chủ tịch Quốc hội, rồi gặp Thủ tướng.
Ban chiều cùng ngày, Đức Thánh Cha gặp gỡ các Giám mục, linh mục, các thừa sai và tu sĩ nam nữ, các nhân viên mục vụ tại nhà thờ Chính tòa thánh Phêrô và Phaolô, vào lúc 4 giờ.
Chúa nhật, ngày 03/9, lúc 10 giờ có cuộc gặp gỡ đại kết và liên tôn tại Nhà hát Hun, và ban chiều cùng ngày, Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ lúc 4 giờ cho các tín hữu tại hội trường khúc côn cầu trên băng (ice hockey).
Thứ Hai, ngày 4/9, lúc 9 giờ 30, ban sáng Đức Thánh Cha gặp các nhân viên bác ái và khánh thành nhà Lòng Thương Xót, trước khi ra phi trường, lúc 11 giờ 30 để trở về, tới Rôma lúc gần 5 giờ 30 chiều.
Mông Cổ là một nước đa số dân theo Phật giáo, hầu hết dân chúng không biết Đức Giáo hoàng là ai và tại sao Ngài sẽ đến nước này. Hầu hết người ta không biết biến cố này là gì và quan trọng như thế nào.Theo thống kê của Tổ chức bác ái “Trợ giúp các Giáo hội đau khổ”, 53% dân Mông Cổ là tín đồ Phật giáo Tây Tạng, 39% là người vô thần, 3% theo Hồi giáo, 3% theo đạo pháp thuật (samanismo) và chỉ có 2% theo Kitô giáo thuộc các hệ phái khác nhau.
Một phái đoàn hành hương Việt Nam do Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng dẫn đầu, cùng với Đức Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế và một số linh mục, giáo dân đến Mông Cổ vào dịp này. Phái đoàn từ Giáo hội tại Việt Nam tham gia hầu hết các sự kiện tại đây. Quý Đức cha sẽ cùng với Đức Hồng y và đại diện chính quyền Mông Cổ mừng đón Đức Thánh Cha tại sân bay Chinggis Khaan sáng 01/9, phái đoàn Việt Nam cùng với 10 giáo xứ của địa phương và các nước hành hương chờ đón Đức Thánh Cha tại khuôn viên giáo xứ Chính toà chiều 2/9 khi Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng giới thiệu các thành phần hành hương từ Việt Nam với Đức Thánh Cha, và tham dự diễn nguyện trước thánh lễ đại triều vào chiều ngày 3/9. 
Chúng ta cùng cầu nguyện cho chuyến thăm của Đức Thánh Cha được thành công tốt đẹp.
Đỗ Công Minh
(Tổng hợp)
Thông tin khác:
Nhân rộng mô hình “Giám sát của cộng đồng” đối với dự án phát triển kinh tế- xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi (30/08/2023)
Kiên Giang đánh giá Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (29/08/2023)
Hội thảo về văn hóa của tộc người Brâu (25/08/2023)
Sóc Trăng ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số (25/08/2023)
Biểu dương người có uy tín, trưởng thôn và điển hình tiên tiến tiêu biểu vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn (23/08/2023)
Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp trong đồng bào dân tộc thiểu số tại Thanh Hóa (22/08/2023)
Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ở Hương Khê phát triển kinh tế, cải thiện đời sống (21/08/2023)
Lo trọn việc đạo, chung tay việc đời (21/08/2023)
Phó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo về tình hình triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia (19/08/2023)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log