Hiện nay, Công giáo có hơn 147.000 tín đồ chiếm 11,5% dân số toàn tỉnh, với 59 linh mục ở 6 hạt đạo, 58 xứ đạo, 232 họ đạo, 3 cộng đoàn mến Thánh giá và 6 cộng đoàn Thừa sai Bác ái.
Thời gian vừa qua đời sống tín ngưỡng, tôn giáo không ngừng được chính quyền tạo điều kiện thuận lợi theo đúng quan điểm, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước; xu thế sống tốt đời, đẹp đạo, kính chúa yêu nước, phúc âm giữa lòng dân tộc vẫn là xu thế chủ đạo. Đại bộ phận linh mục có thiện chí với chính quyền, hành đạo theo hướng tiến bộ.Trong đó nổi bật đồng bào Công giáo đã hòa mình vào xu thế của nhân dân tỉnh nhà đoàn kết phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới.
Ông Trần Thành Quang, Thư ký Ủy ban đoàn kết Công giáo Hà Tĩnh cho chúng tôi biết về tình hình chung của bà con người công giáo tỉnh nhà: phần lớn tín đồ đạo Công giáo sống tập trung ở nông thôn, vùng sâu vùng xa, vùng ven biển nên ngành nghề chính là sản xuất nông, ngư và diêm nghiệp. Phát huy thế mạnh của minh bà con giáo dân đã thi đua lao động sản xuất, phát triển chăn nuôi, ngành nghề dịch vụ, thương mại, chế biến nông, lâm, hải sản, phát triển các mô hình trang trại nuôi trồng và mô hình kinh tế theo hướng VACR bằng các biện pháp áp dụng KHKT, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi ruộng đất nên một số mô hình kinh tế đạt hiệu quả đáng khích lệ.
Theo báo cáo của Ban đoàn kết Công giáo các huyện: Vụ Đông xuân vừa qua tuy khặp thời tiếp không thuận lợi nhưng diện tích gieo trồng đạt 95%, năng suất, sản lượng lúa ước đạt trên 50 tạ/ha, tiêu biểu một số xã ở huyện Đức Thọ như Đức Lâm, Liên Minh, Đức Thịnh, Đức Yên đạt từ 60 – 66 tạ/ha, vùng giáo ở các huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Can Lộc đạt từ 50 – 55 tạ/ha. Hiện nay, bà con vùng giáo trong toàn tỉnh đã thu hoạch xong vụ Đông Xuân và đang tiến hành gieo cấy, chăm sóc vụ Hà thu.
Nhận thức thấy chăn nuôi là ngành quan trọng mang lại thu nhập cao, được sự hướng dẫn của ngành nông nghiệp và thuyên truyền vận động của mặt trận, ban đoàn kết Công giáo các cấp nên bà con đã đầu tư phát triển đàn lợn, bò khá toàn diện ở hầu hết khắp vùng giáo trên toàn tỉnh. Chương trình nạc hóa đàn lợn, sind hóa đàn bò đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bà con giáo dân đã có các hình thức trao đổi, học hỏi kinh nghiệm làm ăn của nhau để áp dụng vào quá trình sản xuất của mình tạo không khí thi đua lao động sản xuất trong các vùng giáo, tiêu biểu có giáo dân các huyện Can Lộc, Đức Thọ, thị xã Hồng Lĩnh. Giáo dân các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang nổi bật với phong trào nuôi Dê, Hươu sao có hộ nuôi đén hàng chục con, sản phẩm chăn nuôi này có chất lượng và giá trị cao, phạm vi tiêu thụ rộng rãi, sản phẩm Nhung hươu có thể suất khẩu.
Bên cạnh việc phát triển sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, bà con giáo dân được sự chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp chính quyền, mặt trận, các đoàn thể bà con giáo dân tỉnh nhà đã biết phát huy và khôi phục các ngành nghề truyền thống ở mỗi giáo xứ, giáo họ nối bật như Giáo xứ Nhượng Bạn (Cẩm Xuyên), Châu Long (Kỳ Anh) phát triển nghề xây dựng, buôn bán, mộc trong nỗi lên một số gương điển hình như hộ anh Dương Xuân Sơn ở xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, anh Nguyễn Văn Thiệu ở xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh phát triển kinh doanh đạt doanh thu hành năm lên tới 100 triệu đồng. Một số giáo dân làm ăn phát đạt thành lập các Công ty như Công ty TNHH Trung Anh, Công ty Phước Lộc ở Kỳ Anh, Công ty TNHH TM Lâm Sản Hoàng Anh, Công ty TNHH Hoang Ngọc, Doanh nghiệp Phú Khánh, Hường Phú ở huyện Hương Khê, Doanh nghiệp Phạm Toản ở huyện Can Lộc, Doanh nghiệp Thịnh Yên ở Yên Lộc - Can Lộc đều duy trì phát triển thường xuyên tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động, đem lại thu nhập từ 2 – 2,5 triệu động/người/tháng. Ngoài ra các ngành nghề sản xuất và tiêu thu hải sản, phát triển phương tiện vận tải để tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, các mô hình phát triển trang trại, gia trại kết hợp chăn nuôi gà, vịt, bò nái sinh sản mỗi năm thu nhập 45 - 50 triệu động/hộ được duy trì và phát triển, tiêu biểu như hộ gia đình ông Đồng ở xã Tiến Lộc, huyện Can Lộc, hộ anh Việt, ôn Trúc, ông Phượng ở huyện Can Lộc hàng năm cho thu nhập lãi ròng từ 60 – 70 triệu đồng/năm.
Để phát triển nông nghiệp không thể thiếu công tác giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng, bà con giáo dân đã chung sức với nhân dân tỉnh nhà hăng hái tham gia phong trào làm giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng phát triển khắp các giáo xứ, giáo họ trong tỉnh. Trong đó nổi bật vùng giáo Kỳ Anh đã phát quang và giải tỏa được 304 km, đào đắp nạo vét được 93m3 cống rãnh, mương nước, làm mới và mở rộng 20 km đường đất; vùng giáo huyện Cẩm Xuyên làm mới được 12 km đường nhựa và nạo vét được 14.300 m3 bùn đất; 4 xóm giáo toàn tòng ở giáo họ Bình Lộc thuộc huyện Can Lộc trong 3 tháng đã làm được 12 km đường bê tông đã được Bí thư tỉnh ủy về thăm và tặng Bằng khen kèm phần thưởng 01 chiếc ti vi 40 ince.
Bên cạnh lĩnh vực phát triển kinh tế bà con giáo dân Hà Tĩnh cũng tích cực tham gia trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, từ thiện xã hội và nhất là đã hăng hái tham gia cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIII và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016 vừa qua.
Những đóng góp của đồng bào Công giáo đã trực tiếp phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và góp một phần không nhỏ vào thành tựu chung của tỉnh nhà, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp./.