Tin tức - Hoạt động

Giáo xứ Kẻ Rầm

Cập nhật lúc 15:07 10/04/2020
Năm Tự Đức thứ XI, có ba anh em ông Mười thuộc xứ Kẻ Sặc, địa phận Tây Đàng Ngoài đã theo sông Chu lên buôn bán ở bên họ Mía.
Đức cha Giuse Nguyễn Đức Cường thắm và dâng thánh lễ tại giáo họ Phố Cống, giáo xứ Kẻ Rầm. Ảnh: Ngọc Hoa
Đức cha Giuse Nguyễn Đức Cường thắm và dâng thánh lễ tại giáo họ Phố Cống, giáo xứ Kẻ Rầm. Ảnh: Ngọc Hoa
Lịch sử hình thành và phát triển

Năm Tự Đức thứ XI, có ba anh em ông Mười thuộc xứ Kẻ Sặc, địa phận Tây Đàng Ngoài đã theo sông Chu lên buôn bán ở bên họ Mía. Sau Hòa ước Giáp Tuất ngày 15/3/1874, vua Tự Đức bãi bỏ lệnh cấm đạo. Ông Mười xin làng Quảng Thi được một mảnh đất và dựng nên một nhà thờ ba gian, vách nứa, lợp tranh làm nơi phụng tự. Khoảng năm 1877, có thêm 7 gia đình đến gia nhập làm thành một họ đạo thuộc xứ Kẻ Láng. Sinh hoạt tôn giáo kể từ đó cũng trở nên nhộn nhịp hơn.

Năm vua Hàm Nghi lên ngôi (1884), một nhóm phản loạn tới đốt phá làng và nhà thờ cũng bị thiêu rụi. Năm Văn Thân, sóng gió nổi lên, giáo dân phải sơ tán đi nơi khác.

Năm 1892, dưới thời vua Thành Thái, dân làng hồi cư. Cha Tịch về giúp cha Bản xây dựng lại ngôi nhà thờ mới bằng gỗ, lợp ngói. Nhà thờ vừa mới khánh thành thì bị sét đánh ngay cửa chính, làm chết một người tên Ngọc. Chín năm sau, nhà thờ bị bão lụt gây thiệt hại nặng.

Năm 1921, cha chính An cho xây lại nhà thờ mới và nhà phòng. Nhà thờ được khánh thành vào năm 1923.

Năm 1950, Kẻ Đầm được tách khỏi xứ Kẻ Láng và được nâng lên hàng giáo xứ, nhận thánh Anna làm bồn mạng, cha Anrê Vũ Ngọc Chưởng làm chính xứ. Lúc đó, giáo xứ có 4 giáo họ: Đầm, Minh Ký, Rạch và Mía. Năm 1952, giáo họ Quần Ngọc được tách ra từ giáo xứ Bích Phương nhập vào giáo xứ Kẻ Đầm.

Từ năm 1965 cho đến khoảng năm 1990, có thể nói đây là thời gian đau thương nhất trong chặng đường tôn giáo của họ Trị Sở nói riêng và xứ Kẻ Đầm nói chung. Không hề có cha nào được về thăm và dâng lễ ở đây. Lời kinh sớm tối chỉ còn vang lên ở các gia đình, ít nhiều chị em phụ nữ lén lút đọc kinh chung ở nhà thờ. Từ năm 1976, phần lớn giáo dân họ Trị Sở di cư lên Phố Cống để sinh sống và làm ăn. Năm 2000, cha Khiêm đã thành lập cộng đoàn Phố Cống và vào ngày 15/02/2009, Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh đã nâng cộng đoàn Phố Cống lên hàng giáo họ.

Giáo xứ Kẻ Đầm hiện nay

Theo sổ tất niên giáo phận năm 2011, giáo xứ Kẻ Đầm có 1.415 giáo dân, phân bổ trong 6 giáo họ: Kẻ Đầm, Mía, Rạch, Minh Ký, Quần Ngọc và Phố Cống.
 
Nhà thờ giáo xứ Kẻ Rầm đang được xây dựng. Ảnh: CTV
Nhà thờ giáo xứ Kẻ Rầm đang được xây dựng. Ảnh: CTV

Dưới sự coi sóc của cha khác nhau nên các sinh hoạt giáo xứ ngày càng đi vào nề nếp. Sinh hoạt hội đoàn ngày càng được nhiều người tham gia, các lơp giáo lý mở quanh năm cho từng giới. Niềm vui sống đạo tại Kẻ Đầm đã được phục hồi sau một thời gian dài vởi nhiều khó khăn thiếu thốn

Chính Nghĩa
Thông tin khác:
Từ rác thải thành thông điệp bảo vệ môi trường (10/04/2020)
Khánh thành Trung tâm Thánh mẫu La Vang ở Úc (10/04/2020)
Về với tâm dịch Sơn Lôi (10/04/2020)
ĐTC thành lập Quỹ khẩn cấp trợ giúp các miền truyền giáo đối phó với Covid-19 (08/04/2020)
Chủ tịch Trần Thanh Mẫn gửi thư chúc mừng Lễ Phục sinh năm 2020 (08/04/2020)
ĐHY Tagle kêu gọi xóa nợ cho các nước nghèo để giúp họ đối phó với virus corona (31/03/2020)
Báo Người Công giáo Việt Nam sẽ tạm dừng phát hành số 14&15/2020 (31/03/2020)
Phát huy vai trò của tôn giáo trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc (27/03/2020)
Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam (24/03/2020)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log