Tin tức - Hoạt động

Hội đồng đại kết các Giáo hội Kitô và sứ mệnh đại kết

Cập nhật lúc 09:09 21/03/2017
Vào dịp lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống năm 2017 Hội đồng đại kết các Giáo hội Kitô tổ chức một đại hội tại Giêrusalem để cầu nguyện cho hoà bình tại Thánh địa và trên thế giới.


       Ý tưởng triệu tập đại hội do chính mục sư Olav Fykse Tveit, Tổng thư ký hội đồng đề nghị. Dịp này, mục sư đã có trả lời phỏng vấn báo chí về các sinh hoạt của hội đồng, các tương quan với Giáo hội Công giáo, vai trò nền tảng của nữ giới và ngưòi trẻ trong sứ mệnh của Giáo hội, và cuộc chiến đấu chống lại các bất công và bạo lực trên thế giới.

       Mục sư Olav Fykse Toeit nói, trong các năm qua sau đại hội khoáng đại triệu tập tại Busan bên Hàn Quốc năm 2013, Hội đồng đại kết các Giáo hội Kitô đã tập trung dấn thân vào việc thực hiện dự án “Hành hương công lý và hoà bình”, qua đó chúng tôi mời gọi mọi Kitô hữu hiểu rằng thăng tiến công lý và hoà bình có nghĩa là vun trồng niềm hy vọng cho hiện tại và cho tương lai, niềm hy vọng phải đương đầu với các chia rẽ còn ghi đậm dấu trong cuộc sống của các tín hữu Kitô. Vun trồng hy vọng có nghĩa là khám phá ra chúng ta có thể cùng nhau sống trong ngôi nhà, mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta như thế nào, một căn nhà chung, trong đó chúng ta phải đặc biệt chú ý tới vài giá trị như việc tiếp đón lẫn nhau. Cuộc hành hương phải tính sổ với các sợ hãi âu lo, khiến cho biết bao cộng đoàn và biết bao cá nhân phải đau khổ trong thời đại ngày nay. Vun trồng niềm hy vọng giúp vuợt thắng các tình trạng này, mà chúng ta phải hiểu biết, nhưng nó không được bóp nghẹt chứng tá của các Kitô hữu sống hy vọng, không phải nhân danh chủ trương lạc quan theo tâm thức loài người, nhưng bởi sức mạnh nảy sinh từ việc hướng nhìn lên Thập giá Chúa Kitô.

       Bên cạnh cuộc hành hương cho công lý và hoà bình Hội đồng đại kết các Giáo hội Kitô tiếp tục yểm trợ các công việc của Uỷ ban đức tin và hiến chế, và thăng tiến các sáng kiến trong lãnh vực địa phương nhằm xây dựng hoà bình. Trong các năm qua Hội đồng đại kết các Giáo hội Kitô đã thăng tiến các chương trình cho hoà bình tại Palestin, Ixraen, Syria, Irắc, Ai Cập, bằng cách mở ra các viễn tượng mới cho một lộ trình vượt quá việc nhìn về quá khứ, mà ta không thể cứ nô lệ nó. Một ưu tiên khác nữa là việc xây dựng hoà bình ở châu Phi nghĩ tới Nigeria nơi Hội đồng đại kết các Giáo hội Kitô đang dấn thân tìm ra các dip gặp gỡ giữa các tín hữu Hồi và tín hữu Kitô, được mời gọi kể lại các kinh nghiệm của họ về bạo lực, xung khắc trong viễn trượng “chúng tôi”, chứ không phải trong viễn tượng “tôi” chống lại người khác. Cả tại Nam Sudan và Burundi cũng có các dự án chuyên biệt để ngăn chặn cuộc diệt chủng – tôi nghĩ tới Nam Sudan. Tại hai nước này các Kitô hữu đã thành công trong việc nói chung một tiếng nói, và đây là một sự phong phú giúp xây dựng hoà bình, một chứng tá cụ thể cho thấy các Kitô hữu có thể làm, khi cùng nhau sống lời kêu gọi hoà bình. Ở châu Âu Hội đồng đại kết các Giáo hội Kitô cũng hoạt động xây dựng hoà bình, cả khi vấn đề to lớn gọi hỏi phong trào đại kết là việc tiếp đón các người di cư tỵ nạn. Các Kitô hữu có một trách nhiệm rất lớn và có thể giữ một vai trò quan trọng trong việc tiếp đón họ cùng với các chính quyền.

       Đề cập đến giới trẻ, mục sư Tveit nói, từ nhiều năm nay Hội đồng đại kết các Giáo hội Kitô tìm kiếm các phương thế để khiến cho giới trẻ trở thành các tác nhân, không phải chỉ là của phong trào đại kết, nhưng là của cuộc sống của từng Giáo hội riêng rẽ. Hội đồng tìm các dịp đào tạo và chia sẻ, như đã luôn luôn làm trong lịch sử của mình, và như chính việc thành lập Học viện Bossey chứng minh cho thấy. Học viện này đã được mở trước khi Hội đồng đại kết các Giáo hội Kitô thành hình. Học viện Bossey là nơi ưu tiên cho con đường đại kết, vì có cả sự tham dự của Giáo hội Công giáo, góp phần giúp các bạn trẻ cảm thấy họ là phần của của con đường đại kết hiện nay. Nữ giới chiếm phân nửa thế giới: trong các cộng đoàn Kitô họ chiếm hơn phân nửa, nếu chúng tôi quan sát các tham dự viên các hội nghị của chúng tôi. Đây là việc đào sâu con đường mà trong bao nhiêu năm qua đã dẫn đưa biết bao cộng đoàn địa phương tới chỗ khám phá ra các ơn của nữ giới như một kho tàng. Hội đồng đại kết các Giáo hội Kitô không thể và không muốn can thiệp vào cuộc sống của các Giáo hội riêng rẽ, nơi có cuộc tranh luận về vai trò của nữ giới. Nhưng từ phiá mình, Hội đồng đã có các cử chỉ cụ thể đối với việc tham dự ngày càng nhiều hơn của phái nữ trong cuộc sống của phong trào đại kết, bằng cách cho thấy việc tham dự đó đã mở ra các viễn tượng mới trong việc hiểu biết cuộc đối thoại đại kết có thể và phải làm gì trong các Giáo hội và trên thế giới.

       Mục sư Tổng thư ký đánh giá cao quan hệ giữa Hội đồng các Giáo hội Kitô và Giáo hội Công giáo. Năm ngoái hai bên đã cùng nhau cử hành kỷ niệm 50 năm các liên lạc chính thức với nhau, đã được khai mào với Công đồng Vaticăng II. Trong các năm này đã có biết bao nhiêu sáng kiến chung, như việc xác định một đề tài cho tuần cầu nguyện cho hiệp nhất các Kitô hữu. Chắc chắn là với triều đại của Đức Giáo hoàng Phanxicô người ta đã chứng kiến một bước nhảy vọt về phẩm trong các tương quan đại kết, từ khi tư tưởng chính là các kitô hữu phải cùng nhau tiến bước, cùng nhau cầu nguyện, cùng nhau làm chứng trong một chiều kích hành hương, điều này đã tạo ra các đồng thanh mới, nhất là trong việc xây dựng công lý và hoà bình trên thế giới. Một cách đặc biệt ý nghĩa của mùa mới này là quyết định của Đức Giáo hoàng Phanxicô thành lập một ngày cầu nguyện cho việc giữ gìn thụ tạo, là một đề tài và lĩnh vực mà Hội đồng đại kết các Giáo hội Kitô đã dấn thân từ nhiều năm nay. Và người ta đã đưa ra một chương trình hành động duy nhất về đề tài này. Nó đã củng cố các tương quan cá nhân và chứng tá chung. Chúng tôi đang sống một thời điềm lớn trong tương quan của chúng tôi.

       Vai trò sứ mệnh của các kitô hữu là loan báo Chúa Kitô, sau bao nhiêu bước tiến đã đạt được từ cuộc đối thoại đại kết, đây không phải là loan báo Giáo hội của riêng mình, nhưng là chia sẻ Lời Chúa có thể thay đổi thế giới. Đây không còn phải là thời gian đua tranh giữa các Kitô hữu nữa, bởi vì điều đó trái với sứ mệnh của Giáo hội, đòi phải luôn luôn tìm ra các con đường mới để làm chứng cho niềm hy vọng nơi Chúa Kitô và sống niềm hy vọng ấy. Cách đây vài năm đã có một tài liệu được công bố trình bầy phải loan báo Chúa Kitô như thế nào trong một thế giới đa tôn giáo và đa Giáo hội: đó là tài liệu giúp suy tư về sự kiện các Kitô hữu được mời gọi sống với Chúa Kitô là trung tâm điểm như thế nào, mà không từ bỏ các truyền thống của mình giúp hiểu bản chất của sứ mệnh hơn.

 
VT
Thông tin khác:
Người Công giáo thành phố Vinh trong việc góp sức xây dựng đô thị văn minh, hiện đại (21/03/2017)
Nguyên Giám tỉnh dòng Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn từ trần (20/03/2017)
Xuân tình nguyện 2017 (20/03/2017)
Nguồn gốc Mùa Chay (20/03/2017)
Tác giả "Giuse trong xóm nhỏ khó nghèo" qua đời (18/03/2017)
Giáo phận Phan Thiết đã có Giám quản Tông tòa (18/03/2017)
Giáo xứ Nỗ Lực- MỘT NĂM NHÌN LẠI VÀ HƯỚNG TỚI (17/03/2017)
Đức Thánh Cha tố giác chế độ kinh tế gạt bỏ con người (17/03/2017)
Vatican cập nhật hướng dẫn đạo đức sinh học (17/03/2017)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log