Phát triển giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực người dân tộc thiểu số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm thực hiện chiến lược công tác dân tộc của tỉnh Kiên Giang. Thời gian qua, việc thực hiện chính sách đối với người dạy và người học được tỉnh thực hiện khá tốt.
Thông tin từ Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang cho thấy, từ năm 2010 đến nay mỗi năm, tỉnh Kiên Giang có khoảng 4.600 người dân tộc thiểu số, phần lớn là đồng bào dân tộc Khmer tham gia học nghề tập trung ở các trình độ cao đẳng, trung cấp nghề và học nghề. Sau khi tốt nghiệp đã giải quyết việc làm hơn 3.000 lao động/năm, góp phần giải quyết việc làm, chuyển đổi cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp, cải thiện cuộc sống trong đồng bào dân tộc thiểu số. Học viên người dân tộc thiểu số ấp Năm Chùa, xã Nam Thái, huyện An Biên (Kiên Giang) có thêm thu nhập từ nghề điện dân dụng. |
Ngoài thực hiện học bổng chính sách, chế độ miễn, giảm học phí cho học sinh theo quy định của Chính phủ, các trường dạy nghề ở Kiên Giang còn vận động nhà hảo tâm hỗ trợ, tiếp sức đến trường cho những học sinh, sinh viên là đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn để các em an tâm học tập đạt kết quả.
Nhờ làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, dạy học, hỗ trợ đào tạo nghề và cử tuyển trong đồng bào dân tộc thiểu số, đến nay tỉnh Kiên Giang có 3.895 đảng viên, 2.912 cán bộ, công chức là người Khmer. Toàn tỉnh có 277 đảng viên người Khmer tham gia các cấp ủy; có 1 đại biểu Quốc hội, 372 đại biểu hội đồng nhân dân các cấp…
Theo Phó Giám đốc Sở giáo dục và Đào tạo tỉnh Kiên Giang Thiều Văn Nam, phát triển giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực người dân tộc thiểu số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm thực hiện chiến lược công tác dân tộc của tỉnh Kiên Giang. Thời gian qua, việc thực hiện chính sách đối với người dạy và người học được tỉnh thực hiện khá tốt.
Tỉnh Kiên Giang kịp thời chi hỗ trợ cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục tại các trường vùng dân tộc thiểu số, công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn. Đối với người học, tỉnh và ngành thực hiện chính sách hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ em; miễn, giảm học phí cho trẻ em mầm non và học sinh phổ thông công lập; hỗ trợ chi phí học tập và chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh, chính sách hệ cử tuyển... Ngoài ra, học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú còn được thụ hưởng chính sách theo Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT ngày 29/5/2009 của Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhờ thực hiện tốt các chính sách, nhiều trường dân tộc nội trú trong tỉnh Kiên Giang cũng đang nâng dần chất lượng dạy và học./
QT
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com