Tin tức - Hoạt động

NGƯỜI CÔNG GIÁO VIỆT NAM VỚI TRẺ EM KHUYẾT TẬT

Cập nhật lúc 10:40 25/08/2009

Mặc dù đất nước còn nhiều khó khăn nhưng ngay từ đầu những năm 70 cua thế kỷ XX, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm hậu quả chiến tranh. Nhiều cuộc điều tra ở quy mô đã được tiến hành, một số làng, trung tâm nuôi dưỡng người khuyết tật và nạn nhân chất độc da cam đã được xây dựng. Những cố gắng của Đảng và Nhà nước đã rất đáng được ghi nhận nhưng còn quá ít so với nhu cầu rất lớn của nạn nhân chất độc da cam.

1. Người Công giáo với công tác từ thiện
Bên cạnh những nỗ lực của nhà nước thì hàng loạt những cơ sở từ thiện mọc lên từ các nhà chùa hoặc nhà thờ Công giáo, do các sư, các linh mục, tu sĩ đảm trách. Riêng đối với người Công giáo “yêu thương đồng loại là phụng thờ Thiên Chúa”, vì vậy các linh mục, tu sĩ và bà con giáo dân đã lấy việc chăm sóc và giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh là châm ngôn sống của mình. Với mục đích chăm sóc và cải thiện cuộc sống cho trẻ em khuyết tật, trẻ em đặc biệt khó khăn không nơi nương tựa, thời gian qua những cơ sở và trường học dành cho trẻ em khuyết tật và những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn do nhũng người Công giáo thành lập ngày càng nhiều. Chỉ tính riêng những cơ sở lớn trong địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như:
1.Trường nuôi dạy trẻ khuyết tật Củ Chi.
Địa chỉ: Khu phố 3 - Thị trấn Củ Chi
- Điện thoại : 08.7907454
Còn có tên gọi khác là : Nhà nuôi dững Trẻ Khuyết tật Thiên Phước, cơ quan chủ quản là UBĐKCG TP HCM, nữ tu Lê Thị Lan, Dòng Đức Mẹ Nhân Ái – Phú Cường quản lý.
2. Trường khuyết tật Cần Giờ
- Địa chỉ : Ấp Phong Thạnh - xã Cần Thạnh - huyện Cần Giờ
- Điện thoại : 8740071
Do Phòng TBXH Huyện Cần Giờ là chủ quản. Lm Phạm Kim Điệp, thuộc Dòng DCCT làm đại diện.
3. Trường khuyết tật thính giác Hy Vọng
- Địa chỉ: Số 1 Công Xã Pari - Phường Bến Nghé - Quận 1- TP. HCM
Gọi là Trường khuyết tật thính giác Hy Vọng I, cơ quan chủ quản là UBĐKCG TP HCM, cô Trần Thị Ngời là Hiệu trưởng và là ủy viên UB ĐKCG TP HCM nhiệm kỳ 4,5,6 (Nguyên là nữ tu dòng Saint Paul, đã tu nghiệp ở nước ngoài và chuyên về trẻ khiếm thính.)
4. Trường nuôi trẻ khuyết tật Hoàng Mai
- Địa chỉ : 23/470B Đường 26/3 - P.16 - Q.Gò Vấp - TP.HCM
- Điện thoại : (08) 894.7961
Cơ quan chủ quản Dòng Nữ Tỳ Thánh Thể ( Tam Hiệp – Đồng Nai), nữ tu Nguyễn Thị Vân Tuyền làm đại diện.
5. Trung tâm bảo trợ xã hội trẻ em thiệt thòi
- Địa chỉ : 38 Tú Xương - P.7 - Q.3 - TP.HCM
- Điện thoại : 08.9322738
Trực thuộc Tu hội Nự Tử bác Ái Vinh Sơn điều hành và quản lý
6. Gia đình Tê Phan (Nhà tình thương Stephan)
- Địa chỉ : 469/17C Nguyễn Kiệm - P.9 - Q.Phú Nhuận - TP.HCM.
Đại diện là ông Hoàng Văn Hòa
Địa chỉ khác : 359/51F Hẻm 413 Lê Văn Sỹ, Quận 3. Hiện tu sĩ Piô Hoàng Văn Bình thuộc Dòng Don Boscô quản lý cơ sở này.
7. Mái ấm Thiên Ân
Địa chỉ : 122 Nguyễn Ngọc Nhựt, Phường Tân Quý, Quận Tân Phú,
Điện thoại : 08. 3847 2406
Đại diện là Ông Nguyễn Quốc Phong (cũng là người khiếm thính), trước đây là đệ từ Dòng Don Bosco, hiện đang quản lý Mái Ấm và dạy nhạc, chữ Brai cho trẻ kém may mắn đến học tại đây.
8. Chương trình bạn trẻ em đường phố ( Friend for street children - FFSC)
- Địa chỉ : 140/4 Võ Thị Sáu, P.8, quận 3
- Điện thoại : 08 3829 6951
Nữ tu Lê Thị Thảo Dòng Đaminh Rosa de Lima làm đại diện và trông coi. Hiện nay Chương Trình Bạn Trẻ Em Đường phố chăm sóc cho khoảng 1.500 em và gia đình tại các Trung tâm Phát Huy : Bình An, Bình Thọ, Bình Triệu, Hy Vọng, Lê Minh Xuân, Phạm Văn Hai, Tân Hương, Thủ thiêm và Lớp Phát Huy Tú Xương. Trực thuộc UBĐKCG TP HCM.
9. Trung tâm Xã hội Bình Hưng
- Địa chỉ A 25/23K, Xã Bình hưng, Huyện Bình chánh
- Điện thoại : 08 3981 0972
Cơ quan chủ quản là Dòng MTG Chợ Quán, hiện do nữ tu NguyễnTthị Tha làm đại diện.
10. Trường chuyên biệt Thánh Mẫu Gia Định
- Địa chỉ : 280 Bùi Hữu Nghĩa, P.2, Quận Bình Thạnh.
- Điện thoại : 08 3803 0056
Cô Võ Thị Khoái làm đại diện và Trường trực thuộc họ đạo Gia Định quản lý. Chuyên dạy trẻ em chậm phát triển trí tuệ (thiểu năng Tâm thần hoặc hay gọi tắt là bệnh down)
11. Trường Tư thục Khiếm thính Anh Minh
- Địa chỉ : 155 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.17, Quận Bình Thạnh
- Điện thoại : 08 3 840 1249
Thuộc Dòng Thánh Phaolô Thành Chartes (Saint Paule de Chartes), hiện nữ tu Trịnh Thị Thương làm đại diện.  
Tại những nơi này hàng trăm, hàng ngàn trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật được sống và chăm sóc, được học hành và hoà nhập với cộng đồng.
2. Cơ sở nuôi dưỡng và bảo trợ trẻ em khuyết tật Thiên Phước
Trong số các cơ sở nêu trên, cơ sở nuôi dưỡng và bảo trợ trẻ em khuyết tật Thiên Phước là nơi đi đầu trong công tác nuôi dưỡng, bao bọc trẻ em nạn nhân chất độc da cam. Thiên Phước đã trở thành mái ấm của các trẻ em bất hạnh gắn liền với công lao gây dựng của linh mục Phan Khắc Từ. Kể từ khi chịu chức linh mục vào năm 1968 tại Sài Gòn, cha Từ đã dành trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp hoà bình và bảo vệ quyền của những người bị thiệt thòi. Cha là Đại biểu Quốc hội từ năm 1987 đến năm 2002; là Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Uỷ ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam; Phó chủ tịch Uỷ ban Đoàn kết Công giáo Tp. Hồ Chí Minh; Phó chủ tịch Hiệp hội Trẻ khuyết tật Việt Nam; người khởi xướng ngày Quốc tế Người khuyết tật; ... Với những cống hiến đó, cha Từ đã trở thành một gương điển hình hàng đầu tại Việt Nam.
 
 
Năm 1999, được sự giúp đỡ của linh mục Đông II Kim (người Hàn Quốc) cơ sở nuôi dưỡng và bảo trợ trẻ em khuyết tật Thiên Phước đã ra đời tại xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi. Với cương vị làm giám đốc, cha Từ đã mời các nữ tu Dòng Đức Mẹ Nhân ái đến chăm sóc các cháu và trao cho nữ tu Kim Chi làm quản lý. Tại đây, mỗi nhân viên chăm sóc 4 cháu. Các cháu được chăm sóc ăn uống, chữa bệnh, tập vật lý trị liệu.
 
 
 
 
Trước tình hình trẻ em là nạn nhân chất độc da cam quá đông, năm 2004 cha Từ đã xin mở thêm cơ sở thứ 2 tại 156 khu phố 1, phường An Phú Đông, quận 12 tp. Hồ Chí Minh. Những cơ sở này tự trang trải kinh phí hoạt động, kinh phí của nhà nước dành cho không đáng bao nhiêu, hoạt động của cơ sở hoàn toàn dựa vào lòng hảo tâm của nhân dân, các doanh nghiệp và các tổ chức từ thiện quốc tế. Hiện nay, chi phí cho mỗi cháu là khoảng 20.000 đồng nhưng 2/3 số tiền đó là dành cho ăn uống và chữa bệnh.
 
 
 
Mặc dù đã có hai địa điểm nuôi dưỡng trẻ khuyết tật mang tên Thiên Phước tại huyện Củ Chi và quận 12, nhưng cha Từ vẫn còn nhiều trăn trở. Còn rất nhiều trẻ em khác là nạn nhân chiến tranh cần được giúp đỡ nuôi nấng. Và không chỉ dừng lại ở mong muốn cho tất cả các trẻ em khuyết tật được chăm sóc, nuôi dưỡng mà còn muốn chất lượng cuộc sống của các em được cải thiện, giúp các em được tiếp cận với những dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, được phát triển giáo dục và được sớm hoà nhập với cộng đồng. Nhưng thực tế, cơ sở Thiên Phước hiện nay còn nghèo nàn, chưa cung cấp được những giải pháp chăm sóc trị liệu cho hàng trăm trẻ em bệnh nhân nội trú và ngoại trú.
 
 
 
 
UBND TP. HCM đánh giá cao kinh nghiệm chuyên môn trong việc chăm sóc trẻ khuyết tật của cơ sở Thiên Phước nên đã giao cho cơ sở 4.101m2 đất tại phường 16, quận 8, Tp HCM để xây dựng mới một trung tâm chăm sóc trẻ em khuyết tật. Đây là một dự án lớn không chỉ bao gồm việc chăm sóc, nuôi dưỡng và dạy nghề cho các em được tự phục hồi sau thời gian điều trị mà còn là nơi tạo nguồn kinh phí cho sơ sở tự lực nuôi dạy các em sau này. Dự kiến, nơi đây sẽ chăm sóc 200 trẻ khuyết tật nội trú và 1500 trẻ em khuyết tật ngoại trú. Kinh phí của dự án là 63 tỷ đồng. Đồng cảm với những trăn trở của cha Từ về tương lai của trẻ em khuyết tật, UBND tỉnh Lâm Đồng đã cấp cho cơ sở Thiên Phước một đồi thông 108 ha tại xã Tân Thành, huyện Đức Trọng. Nơi đây sẽ là nơi sản xuất tạo nguồn nuôi các trẻ khuyết tật khi các em lớn lên. Tại đây sẽ có một bệnh xá (50 giường) và khu nghỉ dưỡng (100 căn hộ) cho các em và bảo mẫu sinh sống, điều trị bệnh và học tập văn hoá, học nghề nếu các em hội đủ điều kiện. Tổng kinh phí cho dự án này là 130 tỷ đồng.
Cơ sở Thiên Phước thứ 3 (ở quận 8) và thứ 4 (ở Lâm Đồng) đang trong giai đoạn hình thành, kêu gọi tài trợ, hợp tác.
 
 
Từ những việc làm cụ thể, đem lại hiệu quả thiết thực việc tạo lập mái ấm cho trẻ em khuyết tật của đồng bào Công giáo Việt Nam nói trên, Uỷ ban đoàn kết Công giáo Việt Nam được sự ủng hộ, động viên và tạo điều kiện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Lao động Thương binh xã hội đã và đang tiến hành việc gây quỹ “Vì trẻ em nghèo khuyết tật”. Mục đích gây quỹ là để cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ em khuyết tật bằng cách tạo ra những cầu nối ổn định và lâu dài để hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận được các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, giáo dục và các dịch vụ khác nhằm phát triển tối đa tiềm năng của bản thân để trở thành những người tự lực và độc lập, hoà nhập được với cộng đồng.
Những công việc nghĩa tình mà người Công giáo Việt Nam đã và đang làm cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các trẻ em là nạn nhân chất độc da cam trong thời gian qua không chỉ mang ý nghĩa tôn giáo mà còn góp phần tích cực cùng Đảng và nhà nước ta xây dựng một đất nước Việt Nam tươi đẹp hơn. 
Lê Thị Cúc
Thông tin khác:
VÙNG GIÁO DƯƠNG SƠN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI (24/08/2009)
Hội nghị toàn quốc biểu dương các điển hình tiêu biểu (24/08/2009)
Mùa hè xanh xứ đạo (24/08/2009)
Một tín hữu Công giáo tốt là một công dân tốt (24/08/2009)
PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC TRONG ĐỒNG BÀO CÔNG GIÁO VIỆT NAM (21/08/2009)
Quảng Trị: Khai mạc lễ hành hương La Vang năm 2009 (21/08/2009)
Chung lo việc đạo, việc đời (21/08/2009)
Bắc Giang: Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong đồng bào công giáo (21/08/2009)
Giáo hoàng Benedict XVI có thể thăm Việt Nam (21/08/2009)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log