Tin tức - Hoạt động

Nhà thờ giáo xứ Kẻ Láng.

Cập nhật lúc 17:13 20/04/2020
Nhà thờ giáo xứ Kẻ Láng. Ảnh: CTV
Nhà thờ giáo xứ Kẻ Láng. Ảnh: CTV

Lịch sử hình thành và phát triển

Theo “Bản thống kê năm 1846” của giáo phận Tây Đàng Ngoài, thời Đức cha Pierre Retord Liêu (1803 - 1858), Kẻ Láng là họ lẻ của giáo xứ Kẻ Trạn. Giáo xứ Kẻ Trạn lúc bẩy giờ gồm các giáo họ: Thanh Hóa, Mỹ Điện và Kẻ Láng, với 3.687 tín hữu.

Năm 1867, Đức cha Chiêu (Joseph Simon Theurel), cố Phước (Paul-François Puginier, sau làm Giám mục) và cố Tâm về thăm Mục Sơn. Giáo dân Kẻ Láng xin Đức cha cho thành lập xứ. Bề trên xét thấy đủ điều kiện nên đã nâng giáo họ lên hàng giáo xứ vào năm 1867, lấy họ Kẻ Láng làm trị sở và cha Hoán lúc đó đang ở Mục Sơn làm cha quản xứ.

Xứ Kẻ Láng khi mới thành lập có 14 họ: Kẻ Láng (trị sở), Xuân Dương, Trung Vực, Quảng ích (Họ Minh Ký), Đầm (Quảng Thi), Mía (Thịnh Mỹ), Rạch (Ngọc Thành), Đình Thôn, Ngọc Lạp, Bích Phương, Trằm (Hậu Trạch), Ngọc Vực (Vàng), Vả (Đạt Giáo) và Trổ Hiền; gồm có 1.200 nhân danh. Sau khi rửa tội thêm cho một số người ở Cá Lược, Xuân Lai, số giáo dân tẳng lên thành 1.500 người.

Giáo xứ Kẻ Láng hiện nay

Theo sổ tất niên giảo phận năm 2011, hiện nay, xứ Kẻ Láng có 1.378 giáo dân phân bố trong 3 giáo họ: Kẻ Láng (trị sở), Xuân Dương (ở thị trấn Thọ Xuân) và Trung Vực (sống trên sông Chu và sông Nông Giang). 
 
Tuần chầu Thánh thể giáo xứ Kẻ Láng. Ảnh: Hoàng Hồng
Tuần chầu Thánh thể giáo xứ Kẻ Láng. Ảnh: Hoàng Hồng

Đời sống giáo dân nơi đây có sự cách biệt khá lớn về văn hóa và kinh tế. Hai giáọ họ Kẻ Láng và Xuân Dương ở trên bờ, gần thị trấn nên đời sống sung túc, nhiều con em được đến trường đi học. Trái lại, giáo họ Trung Vực sinh sống trên thuyền chài nên cuộc sống của người dân nơi đây “chìm nổi” theo con nước Sông Chu. Những chiếc nhà thuyền chật chội neo đậu dọc sông là nơi cư ngụ của nhiều gia đình gồm ba bốn thế hệ, với gian bếp thô sơ và thiếu thốn vật chất mọi bề. Vào mùa nước lớn, công việc làm ăn của các giáo dân nơi đây có vẻ thuận lợi hơn nhưng số tiền kiếm được một ngày cũng chỉ lên đến 100 ngàn đồng. Còn vào mùa nước cạn, cá tôm không còn, mong ước kiếm được 10 ngàn đồng một ngày cũng là điều khó. Vì thế, phần lớn thanh niên trong giáo họ đã vào Sài Gòn kiếm sống, bỏ lại gia đình với các cụ già và những đứa trẻ nheo nhóc không được đến trường, trên những chiếc thuyền nhỏ neo đậu bên sông.

Thống kê năm 2011, giáo xứ có 2 linh mục triều, và 3 tu sĩ.

Ngày 21/10/2011, cha Giuse Phạm Văn Định được Bề trên sai về coi sóc giáo xứ Kẻ Láng, thay cha Giuse Trần Văn Phi. Ngoài việc kế tiếp công tác mục vụ của các cha tiền nhiệm, ngài còn đẩy mạnh việc thành lập các hội đoàn. Đặc biệt, ngài rất chú trọng việc xin kinh phí để trợ giúp các em học sinh nghèo ở họ Trung Vực được đến trường 
 
Thông tin khác:
Toàn nước Ý ngưng các Thánh lễ công khai, kể cả lễ an táng, cho đến ngày 03/04 (20/04/2020)
Du lịch Việt: Đừng để đến lúc khó mới tìm đến nhau (20/04/2020)
Về giáo phải "Tân Thiên Địa" ở Hàn Quốc (20/04/2020)
Giới trẻ thực thi ý Chúa (20/04/2020)
60 năm giáo phận long Xuyên (20/04/2020)
Các sáng kiến trong lễ Phục Sinh trên thế giới (15/04/2020)
Ủy ban Phụng Tự giải thích về rước Mình Thánh Chúa trong hoàn cảnh hiện nay (15/04/2020)
Toàn văn sứ điệp Phục Sinh 2020 (15/04/2020)
Canh thức Vượt Qua tại Vatican (12/04/2020)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log