Tin tức - Hoạt động

Phật giáo Việt Nam tích cực đồng hành trong bảo vệ môi trường

Cập nhật lúc 06:25 18/10/2021
Từ nhận thức bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu là bảo vệ sự sống của muôn loài, trong những năm qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng chính quyền, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam trong việc nâng cao ý thức, hành động bảo vệ môi trường ở các cộng đồng dân cư và cơ sở thờ tự Phật giáo.​
Từ nhận thức bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu là bảo vệ sự sống của muôn loài, trong những năm qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng chính quyền, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam trong việc nâng cao ý thức, hành động bảo vệ môi trường ở các cộng đồng dân cư và cơ sở thờ tự Phật giáo.​ 
Phật giáo đề cao ý nghĩa nhân đạo đối với môi trường, tôn trọng sự sống của cả con người lẫn loài vật. AÛnh: CTV
Phật giáo đề cao ý nghĩa nhân đạo đối với môi trường, tôn trọng sự sống của cả con người lẫn loài vật. 
Ảnh: CTV
Hiện nay 63/63 Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo các tỉnh, thành phố trong cả nước đã tham gia ký kết Chương trình phối hợp bảo vệ môi trường với Ủy ban MTTQ Việt Nam, Sở Tài nguyên và Môi trường và các tổ chức tôn giáo khác ở cấp tỉnh. 

Thực hiện Chương trình trên, các tổ chức Phật giáo đã tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm cho tăng ni, phật tử và người dân ở cộng đồng tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, hạn chế sử dụng thuốc hóa học trong trồng trọt, không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, tôn trọng và bảo vệ sự đa dạng sinh học và sinh mệnh của muôn loài, nhằm giữ gìn sự cân bằng của hệ môi trường sinh thái. Nhiều tổ chức Phật giáo đã vận động tăng ni, phật tử tích cực sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, hạn chế tối đa sử dụng phương tiện cá nhân, nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm nhiên liệu.

Đối với các phật tử, bảo vệ môi trường được thực hành bằng những việc làm cụ thể: phân loại rác thải ở từng hộ gia đình, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, không xả rác tùy tiện ra môi trường, không đốt vàng mã nơi thờ tự, tham gia dọn vệ sinh công cộng, trồng cây xanh, tạo cảnh quan xóm làng, khu dân cư xanh- sạch- đẹp, sử dụng hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên. 

Hiện nay, tục đốt vàng mã ở Việt Nam đang bị lạm dụng thái quá, gây ảnh hưởng xấu tới môi trường và lãng phí kinh tế. Để hạn chế tình trạng này, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có văn bản vận động, giải thích để Phật tử và người dân dần loại bỏ tục đốt vàng mã ở các cơ sở thờ tự Phật giáo.

Các tổ chức Phật giáo cùng tín đồ hưởng ứng tích cực Lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ và phong trào của Bộ Tài nguyên và Môi trường về “Chống rác thải nhựa”, loại bỏ ô nhiễm do rác thải nhựa gây ra, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe con người. Đồng thời cũng kêu gọi thay đổi thói quen sử dụng túi nilông bằng túi giấy, túi vải sử dụng nhiều lần hoặc túi ni lông tự phân hủy; thay thế các sản phẩm nhựa khó phân hủy, sử dụng một lần bằng việc sử dụng cốc thủy tinh, cốc sứ, hoặc bình thủy tinh khi hội họp, tiếp khách. Đặc biệt, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đề nghị tổ chức, cơ sở thuộc Phật giáo Việt Nam không sử dụng chất liệu nhựa trong các lễ hội Hoa đăng nhằm tránh gây ô nhiễm, hủy hoại môi trường nước. Bên cạnh đó, nhiều tu sĩ Phật giáo khi giảng pháp đã kết hợp giảng dạy kỹ năng sống, ý thức bảo vệ môi trường để mọi người biết yêu thương, san sẻ trách nhiệm với cộng đồng xã hội.

Để nâng cao hiệu quả chung tay bảo vệ môi trường, trong thời gian tới, TS.Nguyễn Văn Thanh- Trưởng ban Tôn giáo Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho biết: Giáo hội Phật giáo Việt Nam chú trọng bảo vệ, giữ gìn tốt cảnh quan, môi trường tại các cơ sở tự viện, xây dựng cơ sở Phật giáo xanh, sạch, đẹp; tuyên truyền, nâng cao nhận thức, khuyến khích hỗ trợ thực hiện tăng trưởng xanh, quảng bá về lợi ích của các sản phẩm dán nhãn sinh thái, các sản phẩm thân thiện môi trường...Phối hợp với MTTQ và cơ quan quản lý nhà nước về môi trường tổ chức các lớp tập huấn nhằm nâng cao năng lực bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu của các cấp Giáo hội 

Các tổ chức Phật giáo đã đẩy mạnh vận động tăng ni, Phật tử xóa bỏ những tập quán, thói quen sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường, cùng ngành Tài nguyên và Môi trường, MTTQ các cấp nhân rộng những mô hình điểm về tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu phù hợp với đặc điểm, điều kiện cụ thể của Phật giáo ở mỗi địa phương

Đặc biệt, nội dung bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu được đưa vào Hiến chương Giáo hội và chương trình hoạt động hàng năm, những khóa bồi dưỡng giáo lý, giáo luật của Phật giáo để triển khai tuyên truyền, vận động chức sắc, nhà tu hành, tín đồ nâng cao ý thức, hành động bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; phấn đấu đến hết năm 2025 có 100% các chư tôn đức, tăng ni và phật tử đều biết đến Chương trình phối hợp Phát huy vai trò các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
 
Bùi An
Thông tin khác:
Phát huy hiệu quả nguồn lực các tôn giáo, góp phần tích cực vào an sinh xã hội (17/10/2021)
Thắp sáng niềm tin, nâng bước học trò nghèo thủ đô (16/10/2021)
Tặng quà hỗ trợ đồng bào Công giáo khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid - 19 (15/10/2021)
Phong trào thi đua đặc biệt (15/10/2021)
Trung ương Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam chúc mừng Ngày Doanh nhân Việt Nam (14/10/2021)
Các tổ chức tôn giáo chung tay bảo vệ môi trường (12/10/2021)
Tặng quà người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn, ảnh hưởng dịch (11/10/2021)
Hơn 19.310 tỷ đồng ủng hộ công tác phòng chống dịch Covid - 19 (10/10/2021)
Bộ Y tế tiếp nhận thêm 300.000 liều vaccine Covid - 19 Astrazeneca và trang bị chống dịch từ Australia (09/10/2021)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log