Tin tức - Hoạt động

Quảng Bình: Xóa bỏ hủ tục và giảm nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số

Cập nhật lúc 11:05 14/07/2023
Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp với chính quyền các cấp, cùng lực lượng công an, biên phòng đã nâng cao chất lượng tuyên truyền, giúp bà con hiểu biết pháp luật, từ đó bài trừ và xóa bỏ hoàn toàn những hủ tục lạc hậu, man rợ từng gây rất nhiều hệ lụy đối với cuộc sống.
Tỉnh Quảng Bình có 2 dân tộc thiểu số chủ yếu là Bru - Vân Kiều (với các nhóm Vân Kiều, Trì, Khùa, Ma Coong) và dân tộc Chứt (bao gồm các nhóm, Sách, Mày, Rục, Arem, Mãliềng), sinh sống tập trung theo cộng đồng trên địa bàn các huyện: Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Quảng Ninh và Lệ Thủy (chiếm hơn 90% tổng dân số đồng bào DTTS trên địa bàn). Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có trên 150 hộ với 700 khẩu thuộc thành phần các dân tộc thiểu số khác như: Thái, Mường, Thổ, Tày, Nùng, Pa Cô, Ca Rai…
Do sinh sống trên các địa bàn vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc Bru-Vân kiều và Chức có đời sống kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn. Trước đây, một thời gian dài các hủ tục như "chôn sống", tục "nối dây", tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống… đã bủa vây cuộc sống và là những nỗi đau dai dẳng đối với các tộc người ở phía tây Quảng Bình. Chính từ hủ tục này đã nảy sinh ra rất nhiều bi kịch gia đình.
 
Trao quà cho hộ nghèo trong dịp khánh thành Nhà văn hóa cộng đồng dân tộc Chứt tại bản K-Ai, xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa, Quảng Bình. Ảnh: Hương Giang
Trao quà cho hộ nghèo trong dịp khánh thành Nhà văn hóa cộng đồng dân tộc Chứt tại bản K-Ai, xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa, Quảng Bình.   Ảnh: Hương Giang
Để thay đổi nhận thức của đồng bào DTTS, trong những năm qua, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Bình đã phối hợp với chính quyền các cấp, cùng lực lượng công an, biên phòng đã nâng cao chất lượng tuyên truyền, giúp bà con hiểu biết pháp luật, từ đó bài trừ và xóa bỏ hoàn toàn những hủ tục lạc hậu, man rợ gây rất nhiều hệ lụy đối với cuộc sống.  
Cụ thể, Ban Dân tộc tỉnh đã triển khai có hiệu quả các chính sách có liên quan như: Đề án 1899 về giảm tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào DTTS và miền núi; Đề án 1163 về nâng cao tuyên truyền, phổ biến pháp luật vùng đồng bào DTTS và miền núi, triển khai có hiệu quả các chính sách đầu tư, phát triển nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế, giáo dục, giúp bà con dân bản nâng cao dân trí. 
Xác định phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào DTTS là một trong những nhiệm vụ cấp bách, Tỉnh uỷ đã ban hành Chương trình hành động số 24-CTr/TU và đưa ra các giải pháp quy hoạch loại khu dân cư, mục tiêu giảm nghèo ở vùng DTTS và đầu tư xây dựng các vùng kinh tế mới, các trung tâm cụm, xã dọc tuyến biên giới. 
Nhờ các chương trình phát triển kinh tế, nâng cao đời sống văn hóa, đến nay hàng vạn đồng bào các dân tộc nơi đây có nhà ở kiên cố, đời sống văn hóa, kinh tế ngày một phát triển đó là sự nỗ lực hết mình của các cấp ủy Đảng, chính quyền và bà con các dân tộc.  
Theo Trưởng ban Dân tộc tỉnh, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh đã được triển khai hiệu quả đã làm thay đổi căn bản diện mạo khu vực nông thôn, miền núi, góp phần quan trọng tạo sinh kế, nâng cao thu nhập, xóa bỏ hủ tục, nâng cao dân trí cho đồng bào DTTS.  Đến nay, Quảng Bình không còn hộ đói trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, số hộ nghèo giảm bình quân 4 - 5%/năm, số hộ có thu nhập khá trở lên ngày càng tăng; 100% xã vùng dân tộc thiểu số có đường ô tô đến trung tâm xã, có nhà văn hóa, trụ sở làm việc, điện sinh hoạt, trên 70% số dân được dùng nước sạch. Việc nâng cao trình độ dân trí, đời sống tinh thần, chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số cơ bản đạt mục tiêu đề ra theo Chương trình hành động số 24-CTr/TU. 
Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Bình cũng có nhiều nỗ lực trong bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS, thể hiện rõ ở các lễ hội đặc sắc như đập trống của người Ma Coong và mừng lúa mới của người Vân Kiều. Hiện trên địa bàn tỉnh đã xây dựng và được công nhận 36/102 bản đạt chuẩn văn hóa.  
Về phát triển du lịch, tỉnh đang triển khai xây dựng 2 điểm mô hình du lịch cộng đồng của đồng bào DTTS (khu bảo tồn Động Châu và khu du lịch Còi Đá); phấn đấu đến hết năm 2030 trên địa bàn triển khai hoàn thành 5 mô hình du lịch cộng đồng.
Lưu Hương
 
Thông tin khác:
Đồng bào Công giáo gắn bó với truyền thống yêu nước của dân tộc (13/07/2023)
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc: Tiếp tục tập trung triển khai thực hiện các Chương trình hành động về công tác dân tộc (13/07/2023)
Cao Bằng tích cực triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia vùng dân tộc thiểu số và miền núi (12/07/2023)
Hoạt động bác ái - xã hội là điểm nổi bật của đồng bào Công giáo Đồng Nai trong giai đoạn 2018 - 2023 (11/07/2023)
Chủ động nắm bắt tình hình, lắng nghe nguyện vọng của đồng bào tôn giáo (11/07/2023)
Khởi sắc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (11/07/2023)
Ngân hàng Nhà nước chỉnh "room" tín dụng toàn hệ thống ở 14% (10/07/2023)
Tòa Thánh Vatican phát hành tem chính thức cho Đại hội GTTG Lisbon 2023 (10/07/2023)
Cha Luis Dri, 96 tuổi, cha giải tội “xin lỗi Chúa vì đã tha tội quá nhiều”, được chọn làm Hồng y (10/07/2023)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log