Người Việt Nam đầu tiên tiêm thử nghiệm vắc xin COVID-19 Nano Covax vào sáng ngày 17/12. Ảnh: CTV |
Phản ứng nhanh và quyết liệt Tính đến chiều ngày 30/5, Việt Nam có hơn 4.579 ca dương tính với Covid-19, trong đó đa số là người Việt Nam từ nước ngoài nhập cảnh về nước, số người chết là 37 người. Đây là con số ít nếu so với tình hình dịch bệnh chung tại các nước, đặc biệt là những nước có nền kinh tế lớn, khoa học phát triển như Mỹ, Anh, Ấn Độ…
Ngay từ khi bắt đầu có dịch, với quyết tâm, bảo vệ sức khỏe nhân dân, Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo thực hiện mục tiêu kép: vừa sẵn sàng phòng, chống dịch, vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.
Chính phủ đã phản ứng nhanh chóng và quyết liệt chưa từng có. Chỉ riêng trong tháng 3/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ba lần ban hành các Chỉ thị 11/CT-TTg (ngày 04/3), 15/CT-TTg (ngày 27/3) và 16/CT-TTg (ngày 31/3) về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội và các biện pháp cấp bách phòng chống đại dịch COVID-19. Tiếp đến trong tháng 4/2020, hàng loạt văn bản pháp lý khác quan trọng hơn đã được Chính phủ và Quốc hội ban hành nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua các khó khăn kinh tế.
Đặc biệt, với quyết tâm thực hiện chiến lược “5K + vắc xin” trong phòng chống Covid-19, chính phủ Việt Nam vừa ký thoả thuận mua 31 triệu liều vắc-xin ngừa covid-19 của Pfizer để tiêm cho nhân dân. Như vậy, Việt Nam sẽ có thêm 31 triệu liều vắc xin ngừa Covid-19 của Pfizer được cung cấp vào quý III và quý IV năm nay. Tính chung trong cả năm 2021, Việt Nam sẽ có khoảng 110 triệu liều vắc-xin ngừa covid-19. Ngoài ra, Bộ Y tế đã đăng ký với COVAX để mua thêm khoảng 10 triệu liều vắc-xin theo cơ chế chia sẻ chi phí với giá ưu đãi.
Đến ngày 19/5, Việt Nam đã tiêm vắc-xin ngừa covid-19 đợt 1 và 2 tại các tỉnh/ thành phố với 1.011.395 liều cho các đối tượng theo Nghị quyết 21 của Chính phủ.
Trong diễn tiến khác, ngành y tế đã nâng cao năng lực xét nghiệm khẳng định Realtime RT-PCR để sớm phát hiện ca nhiễm, giúp công tác khoanh vùng dập dịch được kịp thời. Theo đó, hiện cả nước có 175 phòng xét nghiệm với công suất gần mẫu/ngày, trong trường hợp cần thiết có thể tăng cường công suất tối đa lên 290.000 mẫu đơn/ngày, nếu làm xét nghiệm gộp 10 mẫu thì có thể đạt 2,9 triệu mẫu/ngày.
Sức khỏe nhân dân là trên hết Diễn biến dịch bệnh vô cùng phức tạp trên thế giới và khu vực khiến cả những nước có nền kinh tế lớn và khoa học phát triển như Mỹ, Anh cũng đã chịu tổn thất thảm hại từ Covid-19. Ấn Độ cũng đang trong thảm kịch Covid-19 với số người chết hàng nghìn người mỗi ngày.
Trong khi Việt Nam, vừa trở thành nước đạt mức thu nhập trung bình của thế giới, nhưng Đảng, Nhà nước lại rất coi trọng công tác bảo vệ sức khỏe nhân dân trước đại dịch Covid-19, với những kết quả rất đáng tự hào: Số ca tử vong thấp (tính đến ngày 19/5/2021 là 37 ca, trong khi thế giới 3.419.094 ca tử vong), tình hình dịch bệnh dù phức tạp nhưng vẫn đang trong tầm kiểm soát, chính sách vừa chống dịch vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế đang phát huy hiệu quả.
Theo các xếp hạng toàn cầu, tiêu chí về chăm sóc sức khoẻ của Việt Nam đứng trong tốp 50, tương đương với các nước có thu nhập GDP bình quân đầu người đạt 10.000 USD.
Đạt được những kết quả quan trọng trong phòng chống Covid-19 nhưng để tiếp tục khẳng định quyết tâm bảo vệ sức khỏe nhân dân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, ngày 19/5, một lần nữa đề nghị: Phải tiếp cận vắc xin nhanh nhất, sớm nhất có thể, cần tích cực hơn nữa, quyết liệt hơn nữa, cụ thể hơn nữa cả về số lượng, chất lượng vắc xin, vấn đề thanh toán, tiến độ… Tăng cường hơn nữa vật tư, trang thiết bị, cơ sở vật chất để chủ động cho công tác phòng chống dịch, nhất là tại các địa phương trọng điểm, có nguy cơ cao.
Đặc biệt, người đứng đầu Chính phủ đã nhấn mạnh “Quyết tâm phòng chống hiệu quả và đẩy lùi dịch bệnh trên toàn đất nước ta, bảo vệ sức khỏe nhân nhân, lấy sức khỏe của nhân dân là trên hết”