Tin tức - Hoạt động

Suy thoái của xã hội

Cập nhật lúc 08:50 29/11/2019
Hơn 140 ha rừng dương phòng hộ tại khu vực triển khai dự án Nhà máy phong điện Phương Mai 1 bị chặt phá rồi đốt sạch. Ảnh: Ngọc Linh Ảnh: HN
Hơn 140 ha rừng dương phòng hộ tại khu vực triển khai dự án Nhà máy phong điện Phương Mai 1 bị chặt phá rồi đốt sạch. Ảnh: Ngọc Linh Ảnh: HN
Tìm hiểu thông điệp: 

Nếu chúng ta nhận thức con người là một thụ tạo trên trái đất này, họ có quyền sống và hạnh phúc, ngoài ra còn có một phẩm giá rất đặc biệt; chúng ta không thể bỏ qua các hậu quả của việc tàn phá môi trường, của mẫu phát triển hiện hành và văn hóa đào thải đối với sự sống của con người.(43)

Ngày nay, tỉ dụ, chúng ta quan sát sự phát triển vô giới hạn, vô trật tự của các tỉnh thành, đến độ không còn có thể sống lành mạnh tại đây, không những vì việc ô nhiễm do khí thải độc hại, nhưng còn vì sự lộn xộn trong thành phố, vì vấn đề giao thông và khổ ải vì tiếng động và mầu sắc. Nhiều thành phố đã trở thành những cơ cấu không chút kinh tế, sử dụng năng lượng và nước quá tải. Có những khu phố, dù mới được xây dựng, bị tắt nghẽn và vô trật tự, không có đủ các mảng xanh. Điều này không thích ứng cho dân cư của hành tinh, bị chết nghẹt vì xi-măng, dầu đường, các tấm kiến, kim loại và cướp đi sự liên hệ thể lý với thiên nhiên. (44)

Nhiều vùng trong thành thị cũng như thôn quê bị tư nhân hóa đất đai, gây khó khăn cho dân cư khó tiếp xúc với các vùng này và không thể chiêm ngắm vẻ đẹp các nơi đây. Nhiều nơi khác, người ta tạo những vùng “sinh thái” để chỉ phục vụ một ít người, nhưng cấm kẻ khác bước vào để đừng phá sự yên tĩnh nhân tạo. Người ta cũng tìm thấy một thành phố có những không gian xanh được chăm sóc tốt đẹp thường ở những nơi “được bảo đảm”, nhưng lại không có trong những vùng của những người bị xã hội loại trừ (45).

Bình luận và minh họa:

- Các nỗi oan nỗi khổ phần lớn đều do con người gây ra cho mình và cho nhau. Ngạn ngữ Latinh có câu “Homo homini lupus” – nghĩa là “người là chó sói lẫn cho nhau”. Nhiều nỗi khổ ta cho rằng tại Trời, tại thiên nhiên, tại số phận,… Xét cho cùng cũng tại con người cả. Phá sạch rừng thì chịu hậu quả là lũ quét. Các nhà máy công nghiệp thải khí độc, khí gây hiệu ứng nhà kính làm biến đổi môi trường, sinh bão tố, lũ lụt. Rác thải ngập trời, nước thải các nhà máy, … làm ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, sinh trăm nghìn thứ bệnh tật cho con người. Trẻ em bị đần độn, bị tật nguyền từ khi mới sinh … thường do hóa chất độc hại trong môi trường sống… cũng có thể có nguyên do từ sự khai thác quá mức dầu hỏa và nước ngầm, lòng đất bị rỗng nên phải chuyển động. 

- Khai thác điện gió, phá trắng, đốt sạch trên 140 ha rừng ở Bình Định: (Báo SGGP số ra ngày/10/2019): Theo nhận định của cơ quan chuyên môn, đây là một vụ “thủ tiêu” rừng có tổ chức, bài bản, chuyên nghiệp và có kế hoạch. Các đối tượng phá rừng đã móc ngoặc với nhau, lên kế hoạch rất kỹ lưỡng từ trước. Các đối tượng có thể được “bật đèn xanh” để phá rừng, sau đó đem bán cây rừng lấy tiền. Người dân địa phương ước tính, số lượng cây rừng bị cưa hạ khoảng 100.000 cây, số tiền bán gỗ cũng khoảng 5 đến 6 tỷ đồng. UBND Tỉnh Bình Định yêu cầu các doanh nghiệp làm điện gió và đơn vị chức trách phải có biện pháp chăm sóc, bảo vệ, phục hồi khu rừng chứ không phải phá trắng.

- Không khí Hà Nội rất xấu: Cũng theo tờ báo nói trên, Ông Mai Trọng Thái - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội cho biết, chất lượng không khí của Hà Nội rất xấu nhiều ngày qua (Đầu tháng 10/2019) do có tác động của thời tiết giao mùa gây ra khi vào đêm và sáng sớm nhiệt xuống thấp, lớp sương mù rất dày nên các chất gây ô nhiễm trong không khí không thể khuếch tán lên các tầng trên cao được.

Qua các số liệu quan trắc và điều tra của cơ quan chức năng cho thấy có nhiều yếu tố, nguyên nhân khiến không khí của Hà Nội bị ô nhiễm nghiêm trọng gồm: khí thải của các phương tiện giao thông; tình trạng đun than tổ ong và than củi tại hộ dân; chưa kiểm soát được nguồn phế liệu xây dựng và việc phá dỡ các công trình xây dụng; mùi hôi thối từ hệ thống thoát nước và các trại chăn nuôi gia súc chưa được xử lý; tình trạng đốt rơm rạ ở ngoại thành; khói bụi từ các cơ sở sản xuất công nghiệp... 
 
Lm Giuse NGuyễn Hữu Triết
Thông tin khác:
"Chức vụ càng cao, gánh nặng càng lớn..." (28/11/2019)
Vị TGM thứ tư của Tổng Giáo phận Sài Gòn - Tp Hồ Chí Minh (28/11/2019)
Giáo xứ Điền Hộ (27/11/2019)
Thông điệp bảo vệ môi trường của các tôn giáo (27/11/2019)
ĐTC Phanxicô dâng Thánh Lễ tại sân vận động Bóng Chày, Nhật Bản (26/11/2019)
Đất lành Bát Xát (26/11/2019)
Ngày toàn quốc quyên góp trợ giúp các linh mục Ý (25/11/2019)
Đức Thánh Cha trong cuộc gặp gỡ vì hoà bình ở Hiroshima (25/11/2019)
ĐTC gặp các lãnh đạo Kitô giáo và các tôn giáo khác (25/11/2019)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log