Tin tức - Hoạt động

Thăm cha xứ Lào Cai

Cập nhật lúc 11:11 25/10/2017
Sau khi tổ chức thành công Hội nghị tổng kết 5 năm 2012-2017, Ban ĐKCG quận Tây Hồ (TP. Hà Nội), được sự giúp đỡ của MTTQ quận, đã tổ chức chuyến đi giao lưu và tham quan Lào Cai, Sa Pa. Tôi hân hạnh được mời tham gia đi cùng đoàn.
Chúng tôi khởi hành từ sáng sớm. Bây giờ có đường cao tốc nên chặng đường gần 300 km Hà Nội- Lào Cai như rút ngắn lại, hơn 10h chúng tôi đã có mặt ở giáo xứ Lào Cai. Cha Giuse Nguyễn Văn Thành hạt trưởng Lào Cai ra tận cửa nhà xứ để đón đoàn. Cha quá bận vì địa bàn của tỉnh Lào Cai có 8 huyện và 1 thành phố thì cha coi sóc 7 huyện với 1 thành phố, diện tích gấp 4 lần giáo phận Bùi Chu mà Bùi Chu có 1 Giám mục, 150 linh mục còn ở đây có mỗi mình cha. Cha có mặt ở Lào Cai để dâng lễ chiều thứ bảy và sáng chủ nhật. Mỗi lễ có chừng 1.000 giáo dân tham dự, còn lại là đi xuống bản. Mỗi cha xứ buộc dâng mỗi ngày 1 lễ, còn cha Giuse phải dâng tới 40 lễ một tuần. Cha nói, ở đây nắm địa bàn dân cư hay thông thạo đường xá, nên ai bị bệnh, ai nghèo đói ở từng bản cha biết rõ. Mỗi tuần cha dành thứ 5 để mời cơm 1-2 gia đình tân tòng. Ở hạt Lào Cai hiện nay có chừng hơn 7.000 giáo dân, mới có 3 giáo họ có nhà thờ trong đó có nhà thờ Cam Đường mới khánh thành mà cha là đốc công và tương lai nếu giáo phận Hưng Hóa tách ra thì đây sẽ trở thành nhà thờ chính tòa của giáo phận mới Lào Cai. Tuy nhiên, điều quan tâm nhất của cha Giuse không phải là xây nhà thờ mới mà xây đền thờ Chúa trong lòng tín hữu là ưu tiên số 1. Vì vậy khi mới được bài sai lên Lào Cai, ở đây chỉ có khoảng 400 tín hữu, chủ yếu là người miền Bùi Chu, Thái Bình lên khai hoang. Vậy mà sau 10 năm số tín hữu đã tăng lên gấp 17 lần mà hơn 90 % là người dân tộc thiểu số.
Trò chuyện với chúng tôi, cha Giuse cho biết, Việt Nam mở cửa với Trung Quốc cũng có lợi về giao thương kinh tế nhưng cũng có nhiều mặt trái. Ngày Trung Quốc đóng cửa khẩu là có cả mấy ngàn xe tải nằm chờ rồi mấy ngàn lao động bốc vác thất nghiệp sinh ra nhiều hệ lụy cho thành phố nhỏ bé này. Người Trung Quốc sang đây du lịch, tham quan cũng phức tạp vì một số người thiếu ý thức. Ngay trong nhà thờ, họ cũng đi vào ngó nghiêng rất mất trật tự nên cha xứ, Ban hành giáo đều phải học tiếng Trung để dứt khoát mời họ ra.  Chúng tôi gửi cha mấy bao tải quần áo, giày dép để cha gửi tặng những người khó khăn. 
Chia tay cha xứ Lào Cai, chúng tôi đi Sa Pa. Sa Pa bây giờ đang mùa lúa chín nên qua những thửa ruộng bậc thang bên kia suối, ai cũng thốt lên: thật là đẹp như tranh. Xe chúng tôi vào thẳng sân nhà thờ để chuyển mấy bao quần áo, giày dép cứu trợ xuống.
Nhà thờ đá Sapa
Nhà thờ đá Sapa
Cha Phêrô Phạm Thanh Bình quản xứ Sa Pa đã hơn 11 năm. Cha cho biết, xứ Sa Pa không chỉ nằm trong huyện Sa Pa mà còn cả miền Điện Biên, Lai Châu nên đi đến cuối xứ cũng xa chừng 70 km. Giáo xứ có hơn 3.700 giáo dân, chủ yếu là người các dân tộc thiểu số. Sa Pa được đón nhận Tin Mừng từ sớm nhưng đến năm 1926 mới có ngôi nhà thờ đá này. Nhà thờ cũng đã qua vài lần tu sửa vì bom đạn chiến tranh. Đây là một danh thắng của tỉnh Lào Cai và bất cứ ai đi du lịch Sa Pa cũng dừng chân. Do đó, tỉnh Lào Cai đã quy hoạch và giúp giải phóng mặt bằng để nhà xứ có mặt bằng hơn 6.000 m2 để xây dựng. Hiện quy hoạch nhà thờ đang chờ cấp phép. Đây cũng là nơi yên nghỉ của Đức cha Paul Ramond (Lộc), mất năm 1944, Giám mục tiên khởi của giáo phận Hưng Hóa và cha xứ tiên khởi của Sa Pa J.P Alhor (1904-1948). Cả hai phần mộ đều đặt trước hang đá Đức Mẹ dưới bóng cây cổ thụ trăm tuổi.
Cha Phêrô cho biết, người dân tộc họ không biết khổ đâu. Mình đi thăm họ, mình thấy lo lắng cho tương lai của họ nhưng họ thì không. Học cấp 1, 2 thì Nhà nước bao cấp thì học chứ lên cấp 3 phải đóng tiền, chẳng có ai đi học. Cha phải vận động mãi và nuôi ăn học, năm nay mới có 60 em cả lương lẫn giáo đăng ký. Nhưng rồi sinh hoạt cùng nhau, một thời gian, các em lương cũng xin nhập đạo vì thấy vui và có ích. Buổi tối, chúng tôi có dự lễ cùng các em, thấy các em lên đọc sách, đáp ca rất rõ ràng, tự nhiên. Ở đây, ai cũng được cấp sổ bảo hiểm nhưng bị bệnh, họ tới viện lấy mấy viên thuốc rồi thôi. Nhưng cha đến thăm, biết họ bị bệnh nặng nên thuyết phục họ phải đưa về Hà Nội chữa, lại phải tài trợ tiền ăn ở, viện phí. Nhưng khi về nhà, họ cảm kích lắm, thế là cả nhà xin vào đạo. 8 em bị bệnh tim bẩm sinh mà giáo xứ giúp mổ cũng thế. Bây giờ miền Điện Biên, Lai Châu đã được chính quyền công nhận giáo xứ nên sẽ có linh mục tới giúp. Cha xứ mời chúng tôi dự lễ chia tay cha phó Đaminh Hoàng Thế Bằng vào tối 26-9 để cha Đaminh đi Lai Châu. Cha cũng cho biết tỷ lệ tảo hôn ở người dân tộc là 100%. Phía Công giáo có đỡ hơn khoảng 50%. Có đôi, cha không làm phép cưới vì thiếu tuổi, chính các vị chính quyền lại viết thư xin cha linh động cho vì xã không thể cấp đăng ký kết hôn do thiếu tuổi nhưng phong tục thế, chưa sửa được.
Sa Pa đang xây dựng rất nhiều khách sạn lớn để đáp ứng nhu cầu du lịch và giáo xứ Sa Pa cũng sẽ xây dựng thành một trung tâm mục vụ của giáo phận. Chúng tôi ghé thăm Thác Bạc- nơi nuôi cá hồi nổi tiếng và thăm Cổng Trời, nơi mây bay là là dưới chân. Trời mưa nhưng nhìn phong cảnh thật đẹp và hùng vĩ n
Thông tin khác:
Phong trào thi đua yêu nước trong đồng bào Công giáo hướng về cơ sở (24/10/2017)
Đồng bào Công giáo Hưng Yên tích cực thi đua yêu nước (24/10/2017)
Vị mục tử nặng lòng với đoàn chiên (24/10/2017)
Tôn vinh 442 cán bộ Mặt trận tiêu biểu toàn quốc giai đoạn 2014 - 2017 (24/10/2017)
Những món quà thiện nguyện ấm ám yêu thương (23/10/2017)
Mái nhà chung đại đoàn kết, nơi kết nối các tôn giáo (23/10/2017)
Thăm Hỏi Và Tặng Quà Cho Các Gia Đình Gặp Khó Khăn Trong Trận Mưa Lũ Tại Nghĩa Lộ (20/10/2017)
Nhiều ngôi Thánh Đường chìm trong nước lũ (20/10/2017)
Đại hội cựu chiến binh cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam (18/10/2017)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log