Tin tức - Hoạt động

Thời tiết bất thường có làm tăng nguy cơ đột quỵ?

Cập nhật lúc 13:41 14/05/2023
Một số tình huống thời tiết có thể khiến cơ thể dễ xuất hiện huyết khối trong mạch máu, ảnh hưởng đến nguy cơ đột quỵ.
Bác sĩ Nguyễn Huy Thắng thăm khám cho bệnh nhân.
Bác sĩ Nguyễn Huy Thắng thăm khám cho bệnh nhân.

Theo Phó giáo sư, bác sĩ Nguyễn Huy Thắng, Chủ tịch Hội Đột quỵ TP.HCM, thời tiết quá lạnh, quá nóng, đặc biệt kèm với khí hậu ẩm ướt có thể ảnh hưởng đến nguy cơ đột quỵ. 

Khi thời tiết quá nóng, cơ thể mất nước khá nhiều, dễ tạo ra huyết khối trong mạch máu, đặc biệt là hệ tĩnh mạch. Nguy cơ này cao hơn khi chúng ta tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời trong thời gian dài hoặc khi nhiệt độ cơ thể vượt 40 độ C.

Ngược lại, khi thời tiết quá lạnh, chúng ta thường uống nước không đủ, cơ thể thiếu nước cũng có thể dẫn đến việc tạo ra huyết khối.

"Trong phần lớn các trường hợp, thời tiết có thể là yếu tố thúc đẩy hơn là nguyên nhân trực tiếp gây ra đột quỵ. Ngoại trừ khi nhiệt độ cơ thể cao trên 40 độ C, người bệnh có thể đột quỵ do tăng thân nhiệt", bác sĩ Thắng chia sẻ. 

Ông phân tích, thời tiết quá lạnh hoặc nóng đều có thể tác động đến sự co giãn quá mức hệ thống mạch máu, làm tăng huyết áp và tăng hoạt động của tim. Nguy cơ này nghiêm trọng hơn đối với bệnh nhân lớn tuổi, có bệnh nền như cao huyết áp mà không được kiểm soát tốt.

Gần đây, một số nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa thời tiết và đột quỵ. Tại hội nghị của Hội tim mạch châu Âu 2022, các bác sĩ đã trình bày một nghiên cứu được thực hiện tại Nhật Bản với 3.367 cư dân trên 65 tuổi, tại thành phố Okayama. 

Theo nghiên cứu này, mối liên quan với đột quỵ rõ nhất là thời điểm một tháng sau mùa mưa. Cứ mỗi 1 độ C tăng thêm, nguy cơ đột quỵ xuất huyết não tăng thêm 24%, nguy cơ đột quỵ thiếu máu não tăng 36%. 

Một nghiên cứu khác thực hiện tại 8 thành phố ở Trung Quốc với số lượng dân cư 48 triệu người, nhiệt độ mùa lạnh dao động từ 4-23 độ C và mùa nóng từ 28-34 độ C. 

Kết quả cho thấy, cả hai loại thời tiết quá lạnh hoặc quá nóng đều có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Tác động của thời tiết lạnh nằm trong 2 tuần đầu, tác động của thời tiết nóng nằm trong 3 ngày đầu tiếp xúc. Như vậy, các thời điểm chuyển khí hậu là thời gian có nguy cơ cao. Nguy cơ giảm dần sau đó do cơ thể đã kịp thích nghi.

Tuy nhiên, những nghiên cứu này đều là các số liệu hồi cứu và còn nhiều yếu tố gây nhiễu chưa được tính đến. Tại Việt Nam, hiện chưa có nghiên cứu nào thực hiện để đánh giá ảnh hưởng của thời tiết với đột quỵ.

Linh Giao
https://vietnamnet.vn/
Thông tin khác:
Bà Nguyễn Thị Thu Hà là Bí thư Đảng ủy Cơ quan Trung ương MTTQ Việt Nam (12/05/2023)
Chúng tôi có nghĩa vụ bảo vệ môi trường vì đó là công trình của Thiên Chúa (09/05/2023)
Khai mạc Hội nghị Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam lần thứ 17, khoá IX (09/05/2023)
Vận động hỗ trợ mọi nguồn lực xóa 5.000 nhà tạm cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên (09/05/2023)
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự Lễ đăng quang của Nhà vua Anh (07/05/2023)
Hơn 383.000 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trong 2 ngày đầu tiên (05/05/2023)
Triệu tấm lòng yêu thương - Nghìn mái nhà hạnh phúc (04/05/2023)
Lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam về ủng hộ xây dựng nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên (04/05/2023)
Đợt nắng nóng từ ngày mai có thể phá vỡ kỷ lục nhiệt độ được ghi nhận (03/05/2023)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log