Theo cuốn Niên giám này, năm 2011, trên toàn thế giới, giáo hội Công giáo đã thành lập thêm 8 giáo phận mới, 1 giáo hạt tòng nhân và 1 giáo hạt quân đội. Tổng số dơn vị hành chính của giáo hội Công giáo toàn cầu là 2966.
Thống kê cũng cho biết, trong năm 2010, số tín hữu Công giáo trên thế giới là 1 tỷ 196 triệu tức là tăng thêm 15 triệu so với năm 2009 ( tăng 1,3%). Số tín hữu Công giáo chiếm 17,5% dân số thế giới. Tại Châu Mỹ, số giáo dân giảm từ 28,54% xuống còn 28,34%. Châu Âu giảm từ 24,05% xuống 23,83%. Bù lại ở châu Phi tỷ lệ người Công giáo lại gia tăng từ 15,15% lên 15,55% còn ở Đông Nam Á cũng tăng từ 10,41% lên 10,87%.
Trong năm 2010, số Giám mục trong giáo hội là 5.104 vị tức là tăng 39 vị so với năm 2009 trong đó châu Phi tăng 16 vị, châu Mỹ 16 vị, châu Á 12 vị. Châu Âu và châu Úc giảm.
Số linh mục cũng tiếp tục gia tăng thêm 1643 vị trong năm 2010 tức là 412.236 vị. Trong toàn giáo hội hiện có 277.009 linh mục triều và 135.227 linh mục dòng. Theo các châu lục thì châu Á tăng mạnh nhất với 1695 vị, châu Phi tăng 761 vi, châu Úc tăng 52 vị và châu Mỹ tăng 40 vị nhưng châu Âu lại giảm 905 vị.
Số phó tế vĩnh viễn cả triều và dòng đều tăng 3,7% đạt con số 39.564 vị. Bắc Mỹ và châu Âu có số phó tế vĩnh viễn đông nhất. 64,3% phó tế vĩnh viễn nằm ở châu Mỹ còn châu Âu chiếm 33,2%.
Só tu sĩ trên thế giới năm 2010 tăng 436 tu sĩ nam nâng tu sĩ nam toàn cầu là 54.655 vị. Ngược lại số nữ tu lại giảm mất 7.436 chị tức là chỉ con 721.935 nữ tu. Sự giảm sút này cao nhaatslaf châu Âu 2,9%, châu Úc 2,6%, châu Mỹ 1,6%. Chr có châu Phi và châu Á tăng khoảng 2%.
Số chủng sinh trên thế giới tiếp tục tăng 4.550 người so với năm 2009 đạt con số 118.990 người ( tăng 4% so với năm 2005). Xét theo từng châu lục thì châu Âu giảm 10,4% nhưng châu Phi lại tăng 14,2%, châu Á 13% và châu Úc tăng 12,3%.
Về số Hồng y, ngày 18-2-2012 vừa qua Đức Benedicto XVI đã tiệu tập Công nghị hồng y vaftaans phong thêm 22 tân hồng y. NHư vậy Hồng y đoàn trên thế giới là 214 vị thuộc 70 quốc tịch trong đó có 125 vị còn quyền vào mật viện tức là dưới 80 tuổi thuộc 51 nước. Tuy nhiên cũng có dư luận cho rằng số hồng y người Italia hiện quá đông tới 52 vị trong đó có 30 vị có quyền bầu cử. Số Hồng y ở các châu lục có quyền bầu cwrddoong nhất là châu Âu 67 vị, Bắc Mỹ 15 ( riêng Hoa Kỳ 12), châu Mỹ Latinh 22 vị, châu Á 7 vị ( Việt Nam có 1 là Đức Hồng y Phạm Minh Mẫn), châu Úc có 1 vị.
Theo khảo sát của Trung tâm nghiên cứu PEW có trụ sở tại Hoa Kỳ thì khoảng 1/3 số dân trên thế giới ( tức 2,18 tỷ) được xác định là Ki tô hữu. Trong số này một nửa là người Công giáo, số tín đồ Tin lành chiếm 37%, Chính thống chiếm 12%, phần còn lại là các giáo phái nhỏ. Về tỉ lệ số Ki tô hữu so với dân số toàn cầu là 32% như vậy nếu so sánh cách đây 1 thế kỷ, tỷ lệ này cũng tương đương ( 600 triệu người Công giáo trên 1,8 tỷ dân).
Sự phân bổ Ki tô hữu tại các châu lục có sự biến động lớn.. Năm 1910, 66,3% Ki tô hữu là người châu Âu, 27,1 % ở châu Mỹ, 4,5 % ở châu Á, 1,4% ở vùng Sahara và châu Phi, 0,7% ở Trung Đong và Bắc Phi. Ngày nay tình hình đã khác đi. Châu Âu chỉ còn 25,9%, châu Mỹ 36,8%, cận Sahara và châu Phi 23,6%, châu Á Thái Bình dương 13,1%.
Quốc gia có đông Ki tô hữu nhất là Hoa Kỳ với 246 triệu, thứ hai là Braxin với 175 triệu. Meehico đứng thứ ba với 107 triệu tức 95% dân số.. Có 158/ 232 quốc gia và vùng lãnh thổ có người Ki tô hữu chiếm số đông. Song hầu hết các nước này nhỏ bé. Tại một số nước lớn dù Ki tô hữu chỉ là thiểu số nhưng cũng có số lượng lớn như Trung Quốc có 67 triệu ( 5% dân số), Ấn Độ với 32 triệu (2,6%). Indonesia cũng có 21 triệu Ki tô hữu ( 8,8%). Hàn Quốc cũng có 14,1 triệu Ki tô hữu ( chiếm 44,8%) và Kazakhstan đứng hàng thứ chín với 4,1 triệu tín đồ Ki tô giáo (26,2%).
(Theo các nguồn tin nước ngoài)