Một góc nhà thờ kinh sĩ đoàn Thánh Peter tại Westminster. |
Vào năm 1987, tu viện Westminster đã được UNESCO xếp hạng Di sản thế giới. Ngoài việc là nơi làm lễ đăng quang và nơi chôn cất cho đa phần các vua và nữ hoàng Anh, nơi đây còn là nơi chôn cất cho những con người vĩ đại nhất đất nước này như: Isaac Newton (1643 - 1727) - nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học, nhà thần học, nhà giả kim và nhà khoa học vĩ đại nhất nước Anh; Charles Darwin (1809 - 1882) - nhà tự nhiên học, sinh vật học vĩ đại “cha đẻ” của thuyết tiến hóa; Joseph John Thomson (1856 - 1940) - nhà vật lý đã có công phát hiện ra điện tử (electron) và chất đồng vị, đồng thời là người phát minh ra phương pháp phổ khối lượng; Ben Jonson (1572 - 1637) - nhà thơ, nhà viết kịch lớn, được coi là một trong những nhà viết kịch lớn nhất của mọi thời đại; Ernest Rutherford (1871 - 1937) - người được coi là “cha đẻ” của vật lý hạt nhân sau khi đưa ra mô hình hành tinh nguyên tử; Charles Lyell (1797 - 1875) - một luật sư và nhà địa chất học nổi tiếng, người đã phát hiện ra cách Trái đất được hình thành; William Thomson (1824 - 1907) - nhà vật lý, toán học, nhà phát minh vĩ đại người Scotland, người phát minh ra thang nhiệt độ tuyệt đối Kelvin; David Livingstone (1813 - 1873) - nhà truyền giáo, bác sĩ y khoa và là nhà thám hiểm vĩ đại nhất của nước Anh; Robert Stephenson (1803 - 1859) - kĩ sư chế tạo và thử nghiệm thành công đầu máy xe lửa tự lực đầu tiên trên thế giới, chấm dứt thời đại đường sắt ngựa kéo.
Phần lớn kiến trúc của Tu viện Westminster theo phong cách Gothic. Được Vua Henry III xây dựng vào năm 1245, nó là một trong những công trình kiến trúc Gothic quan trọng nhất ở Anh quốc |
Ngoài ra, nơi đây cũng là nơi kỉ niệm sau khi mất của William Shakespeare - nhà soạn kịch vĩ đại nhất lịch sử nhân loại và nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng khác.
Kể từ lễ đăng quang năm 1066 của vua Harold và William I của Anh, toàn bộ các vua và nữ hoàng của Anh và Vương quốc Liên hiệp Anh (trừ Edward V và Edward VIII vốn không có lễ đăng quang) đều làm lễ lên ngôi tại tu viện Westminster. Một trường hợp ngoại lệ khác là Henry III, vị vua này không thể lên ngôi ở Luân Đôn vì khi đó Louis VIII của Pháp đang chiếm giữ thành phố. Henry III làm lễ đăng quang ở nhà thờ lớn Gloucester, một lễ đăng quang bị Đức Giáo hoàng coi là chưa hợp lệ, vì vậy ngày 17/5/1220 Henry III đã làm lễ đăng quang bổ sung ở tu viện. Công nương Jane Grey, người vốn chỉ ngồi trên ngai vàng 9 ngày, cũng chưa từng có lễ đăng quang. Theo thông lệ, người làm lễ đăng quang tại tu viện là Đức Tổng Giám mục Canterbury, ngai vàng của vua Edward là chiếc ngai đã được sử dụng tại tất cả các buổi lễ kể từ năm 1308.
Kiến trúc của toàn bộ nhà thờ là đại diện cho kiến trúc Gothic, rất tráng lệ và trang nghiêm. Thánh đường Westminter được bắt đầu xây dựng vào thế kỷ thứ X. Kể từ khi gia nhập Willian the Conqueror vào năm 1066, nhà thờ đã trở thành cho lễ đăng quang của gia đình hoàng gia. Hơn một nghìn năm, nhiều người nổi tiếng người Anh đã được chôn cất ở đó, vinh danh về sau cho những thế hệ tương lai.