Văn hóa nghệ thuật

Tìm thấy con tàu Noe ở Thổ Nhĩ Kỳ

Cập nhật lúc 16:10 24/05/2018
Trong sách Sáng thế có ghi chép khá tỷ mỷ về câu chuyện con tàu Noe. Trước sự suy đồi, tội lỗi của loài người, Thiên Chúa quyết định trừng phạt họ. Nhưng gia đình ông Noe là người đạo đức nên Chúa truyền cho Noe đóng một con tàu lớn, bề dài 150 thước, chiều rộng 25 thước và cao 15 thước.
Năm 1987, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã công nhận vật thể hình chiếc tàu trên ngọn núi Ararat là con tàu của Noe.
Năm 1987, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã công nhận vật thể hình chiếc tàu trên ngọn núi Ararat là con tàu của Noe.
Tàu có mái che chia làm ba tầng và có cửa ở hông tàu. Đồng thời tích trữ lương thực thực phẩm dài ngày đủ sống cho người và vật. Đối với loài vật, Chúa phán: “Trong mọi sinh vật, mọi xác phàm, ngươi sẽ đưa vào tàu, mỗi thứ một đôi, để chúng sống với ngươi. Phải có một con đực và một con cái. Trong mỗi loài bốn chân,loài gia súc, loài bò sát, loài chim bay, một đôi sẽ đến với ngươi để ngươi giữ cho chúng sống” (St 6, 19-21).

Chuyện Đại hồng thủy có trong nhiều tôn giáo cũng như nhiều quốc gia và người ta vẫn coi đó là truyền thuyết hoang dường. Trong sử thi Golgamesh có từ 2660 năm trước còn nói, con tàu huyền thoại sẽ đậu trên núi Nisir vào ngày 17/7. Núi Nisir chính là ngọn núi cao nhất Thổ Nhĩ Kỳ (Ararat cao 5137m). 

Thế nhưng nhiều nhà khoa học lại say mê đi tìm các huyền thoại đó. Một trong số đó chính là con tàu Noe. Nhóm thám hiểm Ron Waytt của trường Đại học Alaturk của Thổ Nhĩ Kỳ đã hàng chục năm tìm kiếm dấu vết con tàu Noe dựa theo Kinh Thánh và họ đã tìm thấy con tàu nằm ở độ cao 2000m trên núi Ararat. Con tàu nằm ở tọa độ 39.26’; 26.09’’ bắc và 44.14’; 04.29’’đông. Con tàu nằm giữa đống bùn cổ. Người ta đo được kích thước con tàu dài 160m. Một đầu tàu nhọn là mũi tàu, đầu kia bè ra là đuôi tàu. Bên mạn phải con tàu có 4 thanh gỗ lớn lồi ra, cách đều nhau, được xác định là sườn khung tàu. Bên mạn trái tìm thấy một thanh sườn. Người ta dễ dàng thấy độ uốn cong của nó. Xung quanh cũng phát hiện nhiều thanh sườn tàu đã hóa thạch. Gỗ của con tàu đã hóa thạch, các chất hữu cơ đã được thay thế bằng hóa chất. Các mảnh gỗ được phủ và gắn với nhau bằng chất keo nhựa. Khi phân tích thì đó là nhựa đường. Các mảnh gỗ dù hóa thạch vẫn dễ dàng tìm thấy các chiếc đinh có mũ khá lớn. Đem phân tích cho thấy các đinh này có cả nhôm. Chứng tỏ, trình độ thời đó đã biết luyện kim ở trình độ cao.  

Các nhà khoa học dùng máy GPR, một loại radar để tìm kiếm khoáng sản hay dầu mỏ tức là dùng sóng siêu âm xuyên qua mặt đất. Kết quả radar scan cho thấy hình ảnh rất cân đối của con tàu. Kích thước đo được đúng như Kinh thánh mô tả. Dữ liệu cũng cho biết, chất liệu là nhân tạo chứ không phải địa chất tự nhiên của khu vực này. 

Cách con tàu vài cây số, người ta tìm thấy nhiều viên đá lớn, có viên nặng hang tấn. Có viên đứng, có viên nằm nhưng tất cả đều có một lỗ đục thủng ở một đầu. Các nhà khoa học cho đó là những viên đá neo, có công dụng neo giữ tàu. Lỗ thủng ở viên đá là để buộc dây thừng vào.

Các nhà khảo cổ cũng tìm thấy nhiều mẫu hóa thạch như cục phân động vật, chiếc gạc hươu hay một nhúm lông mèo … ở trong con tàu mà niên đại trùng khớp với sự kiện Đại hồng thủy. Người ta đã tính được trận lụt kinh hoàng này diễn ra từ ngày 17/2, mưa liên tiếp 40 ngày, nước dâng liên tuc trong 157 ngày lên độ cao 2000m. Đúng với mực nước con tàu mắc cạn trên núi Ararat. Với máy tính điện tử, người ta dễ dàng dựng được hình dáng con tàu Noe thủa xưa (ảnh dưới).

Ngày 20/6/1987, Thống đốc Agri của Thổ Nhĩ Kỳ đã công bố với toàn thế giới, công nhận kết quả của nhóm nghiên cứu Ron Wyatt của Đại học Alaturk và khẳng định con tàu Noe là có thật. Khu vực núi Ararat được coi là công viên quốc gia và con tàu Noe là báu vật quốc gia. 

Năm 2004, nhà khảo cổ Robert Ballard- người đã tìm ra tàu Titanic nghiên cứu vùng Biển Đen và phát hiện đây là khu dân cư sầm uất trước Đại hồng thủy. Năm 2006,GS Porcher Taylor cũng một lần nữa nhìn thấy con tàu Noe qua vệ tinh.
 
BÍCH HẢI
Thông tin khác:
"Văn học Công giáo Việt Nam ĐỒNG HÀNH CÙNG DÂN TỘC" (15/05/2018)
Những ngôi thánh đường đẹp (11/05/2018)
Chùa Shwedagon (11/05/2018)
Những hiện vật mang tên "Báu vật khảo cổ ở Việt Nam" (11/05/2018)
Bảo tàng - bảo tồn độc đáo (09/05/2018)
Những ngôi thánh đường đẹp đến lạ kỳ (04/05/2018)
Đại Vương cung thánh đường thánh Gioan ở Latêranô. (20/04/2018)
Nghê theo địa lý (20/04/2018)
Nét vẽ tri ân (19/04/2018)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log