Văn hóa nghệ thuật

Chùa Shwedagon

Cập nhật lúc 14:53 11/05/2018
Chùa Shwedagon hay quen gọi là chùa Vàng. Đây là ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng ở đất nước Myanma. Chùa được xây dựng trên diện tích 5ha nằm trên độ cao 58m so với mực nước biển.
Chùa Shwedagon hay còn gọi là chùa Vàng - biểu tượng linh thiêng của đất nước Myanmar.
Chùa Shwedagon hay còn gọi là chùa Vàng - biểu tượng linh thiêng của đất nước Myanmar.

Theo truyền thuyết, ngôi chùa này ra đời trước cả khi Đức Phật tạ thế. Nghĩa là nó có tuổi đời hơn 2.500 năm nay. Tuy nhiên các nà khảo cổ cho rằng, nó chỉ được xây dựng trong khoảng thế kỷ VI đến thế kỷ X. Phù đồ (Stuga) của chùa từng bị hư hại nặng, đến đời vua Binnya U Hanthawaddy mới cho tu sửa lại. Ban đầu tháp chỉ cap 8m, vua nâng lên 20m. Hoàng hậu Shinsawbu (1453-1472) cho xây cao 40m, Hoàng hậu cũng cho lát gạch trên đồi và lát đá toàn bộ sân chùa.

Năm 1608, một toán quân của Bồ Đào Nha do Philip de Brito Nicotedo dẫn đầu đến cướp phá chùa. Chúng cướp đi quả chuông Dhammazedi do chính vua Dhammazedi dâng cúng. Quân Bồ Đào Nha dự định nung chảy chuông để đúc sung đại bác. Nhưng khi đi qua sông Bago thì thuyền bị chìm và chuông mất tích, đến nay vẫn chưa tìm thấy.

Những trận động đất ở thế kỷ XVII đã phá hủy chùa nghiêm trọng nhất là trận động đất năm 1768 đã làm tháp chùa bị hư. Vua Hsinbyusin và vua Konbaung đã lần lượt cho tu sửa lại chùa có diện mạo như ngày nay. Năm 1779, vua Singu Min cho đúc và dâng cúng cho chùa quả chuông nặng 23 tấn có tên Maha Ganaha (Âm thanh tuyệt diệu) nhưng dân gian quen gọi là chuông Singu Min. Tháng 5/1824, quân Anh chiếm đóng chùa biến chùa thành một pháo đài. Nhưng chúng vẫn cho khách hành hương cũng lễ ở chùa. Khi rút đi, quân Anh cũng mang theo quả chuông Singu Min, dự định đem về Calcutta. Nhưng khi qua sông, thuyền cũng bị đắm và không sao tìm được. Quân Anh thuê người bản xứ lặn mò nhưng các thợ lặn ra điều kiện phải mang trả lại chùa. Kết quả họ tìm được và đưa về cho chùa. Năm 1827, trung tá J.E. Alexandre cho đúc và dâng cho chùa giống như qur chuông Singu Min. Hiện nay, quả chuông này treo ở phía tây bắc sân chùa.

Năm 1841, vua Thrrawady đúc quả chuông nặng 42 tấn, trong đó có 20kg vàng đặt tên là chuông Maha Tissada (Ba âm thanh) dâng cho chùa. Chuông này treo ở phía đông bắc tòa tháp. Trong chiến tranh Anh- Miến lần 2, thực dân Anh đã chiếm đóng chùa Vàng 77 năm đến tận năm 1929. Năm 1970, trận động đất lớn làm đổ cả lọng chùa do vua Minto Min dựng năm 1871 nên sau đó đã phải sửa chữa lại.
 
Du khách đến thăm chùa Vàng.
Du khách đến thăm chùa Vàng.

Du khách đến thăm chùa Vàng sẽ có 4 cửa lên. Mỗi cửa có một cặp sư tử đứng canh gác. Cửa Tây và cửa Nam có nhiều gian hang bán đồ thờ và đồ cũng lễ. Cửa phía Nam có chân dung thứ hai của Phật Tổ là Phật Câu Na Hàm. Chùa Vàng có một tháp lớn và nhiều tháp nhỏ. Trong chùa Vàng có 4 báu vật quý của Phật giáo là cây gậy của Đức Phật Lưu Tôn, cái lọc nước của Phật Câu Na Hàm, một mảnh áo của Phật Ca Diếp và 8 sợi tóc của Phật Thích Ca. Đế tháp chùa bằng gạch còn thân tháp được dát bằng vàng lá. Sân hiên tháp chỉ có sư sãi và nam giới mới được bước lên. Tiếp đến là hình chuông và mũ tháp. Trên mũ tháp có các cánh hoa sen, trên nữa là hoa chuối. Trên nữa là vương miện còn gọi là lọng giáo. Lọng giáo được gắn 5448 viên và 2717 viên hồng ngọc. Trên cùng là hình cờ và cao nhất là búp kim cương được gắn một viên kim cương 76 carat tức nặng 15gr. Vàng dát quanh chùa được cán mỏng theo cách thủ công truyền thống. Tín đồ mua các lá vàng dát mỏng để dâng cũng cho chùa. 

Trong chùa có 7 bồn nước lớn tượng trưng cho 7 hành tinh và 7 ngày trong tuần. Du khách thấy ngày sinh của mình trùng số nào thì lấy nước ở bồn có đánh số tương ứng để tắm cho tượng Phật nhằm lấy may mắn. Du khách nước ngoài vào chùa phải mua vé giá 8 đô la, còn người đại phương thì miễn phí. Vào chùa không được đi giày, dép nên mọi người phải chuẩn bị tui nilon để đựng và xách đi vì gửi mất phí mà mất công quay lại lấy, bởi vào một cửa, ra một cửa.
 
BÍCH HẢI
Thông tin khác:
Những hiện vật mang tên "Báu vật khảo cổ ở Việt Nam" (11/05/2018)
Bảo tàng - bảo tồn độc đáo (09/05/2018)
Những ngôi thánh đường đẹp đến lạ kỳ (04/05/2018)
Đại Vương cung thánh đường thánh Gioan ở Latêranô. (20/04/2018)
Nghê theo địa lý (20/04/2018)
Nét vẽ tri ân (19/04/2018)
Thăm đại Vương cung thánh đường Phêrô. (18/04/2018)
Nhà thờ Chính tòa Santiago, Chilê (16/04/2018)
Xuất xứ bài thơ Thăm lại Pác Bó (11/04/2018)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log