Văn hóa nghệ thuật

Tam Đảo – Ba Vì

Cập nhật lúc 14:30 05/02/2020
Tam Đảo là dãy núi đá nằm trên địa bàn ba tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang, chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, dài chừng 80 km, rộng từ 10 đến 15 km. Gọi là Tam Đảo, vì ở đây có ba ngọn núi cao nhô lên trên biển mây, đó là Thạch Bàn, Thiên Thị và Phù Nghĩa.
Tam Đảo được nhiều người ví là “Đà Lạt của miền Bắc”.    Ảnh: Hà Hoa
 
Tam Đảo là dãy núi đá nằm trên địa bàn ba tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang, chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, dài chừng 80 km, rộng từ 10 đến 15 km. Gọi là Tam Đảo, vì ở đây có ba ngọn núi cao nhô lên trên biển mây, đó là Thạch Bàn, Thiên Thị và Phù Nghĩa. Ngọn cao nhất có độ cao là 1.591 m. Do tương đối dốc đứng, trên Tam Đảo có nhiều suối và thác nước. Thác Bạc có độ cao 50m, nước sối xuống tung bọt trắng ngay cả vào mùa khô. Hệ thực vật ở đây khá đa dạng và thay đổi. Càng lên cao, các loài cây thuộc họ lá kim càng nhiều. Vườn quốc gia Tam Đảo rộng gần 37.000 ha nằm trọn trong dãy núi này. Ở Tam Đảo có nhiều khoáng sản, nhất là thiếc. Tam Đảo có những di tích văn hóa-lịch sử nổi tiếng như chùa Tây Thiên và đền Tây Thiên (còn gọi Đền Mẫu) thờ Quốc Mẫu Tây Thiên Lăng Thị Tiêu. Theo thần thoại, Quốc Mẫu Tây Thiên là do linh khí của núi rừng Tam Đảo hun đúc mà nên. Đầu thế kỷ XX, người Pháp đã lên Tam Đảo và xây dựng một thị trấn ở đây làm nơi nghỉ mát cho các quan chức của chính quyền đô hộ. Tổng cộng có 163 ngôi biệt thự kiểu châu Âu được xây dựng. Dãy Tam Đảo hiện là một khu du lịch nổi tiếng.

Ba Vì là dãy núi đất và đá vôi trải trên một phạm vi rộng chừng 5000 ha ở ba huyện Ba Vì (Hà Nội), Lương Sơn và Kỳ Sơn (Hòa Bình) với nhiều cánh rừng nguyên sinh, hệ sinh thái động thực vật rất đa dạng. Dãy Ba Vì có nhiều ngọn núi, nhưng nổi tiếng nhất là Tản Viên, cao 1281m, gần đỉnh thắt lại, đến đỉnh lại xòe ra như chiếc ô nên gọi là Tản, chân núi có đền Hạ, lưng chừng núi có đền Trung, đỉnh núi có đền Thượng là nơi thờ Sơn Tinh. Ngoài Tản Viên, trên Ba Vì còn có các núi cao là Ngọc Lĩnh, Tương Miêu, U Bò, Núi Tre, Ghẹ Đùng, Trăm Voi, Ngọc Hoa…Núi Vua cao nhất vùng (1296 m), trên đỉnh có đền thờ Bác Hồ. Nếu lấy núi Nghĩa Lĩnh (cố đô của nước Văn Lang thời tiền sử) làm tâm điểm thì núi Ba Vì và núi Tam Đảo là hai điểm đối xứng tạo thành “Thế tay ngai” trong luật phong thủy do triều đại vua Hùng tạo lập. Trên thượng nguồn thì ba con sông lớn: Sông Đà, sông Thao, và sông Lô đều đổ về đây, rồi tụ thủy ở đầu sông Cái (sông Hồng) tạo dựng thành vùng đồng bằng Bắc Bộ. Năm 1932 thực dân Pháp đã chọn dãy Ba Vì là nơi nghỉ mát lý tưởng giống như Sa Pa ở Tây Bắc, như Đà Lạt ở Tây Nguyên. Ngày nay dãy Ba Vì rất cuốn hút khách du lịch.
HẢI VÂN
Thông tin khác:
Tu viện dòng thánh Phaolô Sài Gòn, dấu ấn kiến trúc ông Nguyễn Trường Tộ (05/02/2020)
Chính thức trao bằng xếp hạng di tích cho nhà thờ Thủ Thiêm (03/02/2020)
Ga xe lửa Hà Nội và Sài Gòn (09/01/2020)
Đem hài nhi đi trốn (07/01/2020)
Nhà thờ Bethlehem - Di sản văn hóa thế giới tại Palestine (27/12/2019)
Thánh tích máng cỏ được gửi tặng Bêlem (25/12/2019)
Bức tranh “CHÚA GIÁNG SINH” của Lê Phổ (25/12/2019)
Nhạc phẩm hào hùng (18/12/2019)
Đền thờ Thánh Mộ sẽ đẹp hơn sau các đợt trùng tu (17/12/2019)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log