Văn hóa nghệ thuật

Ga xe lửa Hà Nội và Sài Gòn

Cập nhật lúc 15:09 09/01/2020
Ga Hà Nội nằm ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Thế kỷ XIX, khu vực này là chợ bán cỏ cho ngựa thuộc thôn Tiên Mỹ, huyện Thọ Xương. Đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp xây dựng nhà ga dài gần 200m, lớn nhất trong các nhà ga ở Đông Dương, theo kiến trúc công sở được đặt tên là ga Hàng Cỏ.
Một góc ga Hà Nội
Một góc ga Hà Nội
Ga Hà Nội nằm ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Thế kỷ XIX, khu vực này là chợ bán cỏ cho ngựa thuộc thôn Tiên Mỹ, huyện Thọ Xương. Đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp xây dựng nhà ga dài gần 200m, lớn nhất trong các nhà ga ở Đông Dương, theo kiến trúc công sở được đặt tên là ga Hàng Cỏ. Từ tháng 4/ 1903, hành khách có thể mua vé xe lửa tại đây đi Hải Phòng, từ 4/1905 có thể mua vé xe lửa tại đây đi Lào Cai, từ nǎm 1936 có thể mua vé xe lửa tại đây tới các ga trên tuyến đường sắt Hà Nội - Sài Gòn. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ga Hà Nội hoạt động cầm chừng vì nhiều tuyến đường sắt bị quân dân ta chia cắt. Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954, các tuyến đường sắt cũ được khôi phục, có thêm các tuyến mới Hà Nội, Thái Nguyên, Hà Nội Hạ Long…Trong chiến tranh chống Mỹ, ga Hà Nội là nơi tập kết và xuất phát nhiều đơn vị quân đội, thanh niên xung phong, đông đảo cán bộ đi giải phóng miền Nam. Năm 1972, ga Hà Nội bị máy bay Mỹ ném bom. Sau khi Hiệp định Paris 1973, ga Hà Nội được khôi phục. Trong thời kỳ đổi mới,ga Hà Nội từng bước được trang bị hiện đại phục vụ tốt khách đi tàu trong nước và tàu liên vận quốc tế... 

Ga Sài Gòn nằm ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, là một ga lớn chỉ sau ga Hà Nội trên tuyến đường đường sắt xuyên Việt, do thực dân Pháp xây dựng tại khu vực công viên 23/9 gần chợ Bến Thành, điểm đầu của các tuyến đường sắt Sài Gòn ra Hà Nội, Sài Gòn xuống Mỹ Tho, Sài Gòn lên Lộc Ninh. Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, quân và dân miền Nam phá nhiều đoạn đường sắt ngăn trở địch hoạt động. Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954, chính quyền Sài Gòn khôi phục tuyến Sài Gòn - Đông Hà để phục vụ chiến tranh nhưng bị quân và dân ta chặt đứt nhiều đoạn. Sau ngày miền Nam được giải phóng, tuyến đường sắt Bắc Nam được khôi phục. Ngày 31/12/1976, ga Sài Gòn tưng bừng cờ hoa tiễn đoàn tàu Thống Nhất đầu tiên ra thủ đô Hà Nội và tay bắt mặt mừng đón đoàn tàu từ Hà Nội chạy vào trong niềm hân hoan của nhân dân cả nước. Năm 1978, ga Sài Gòn được dời về ga Bình Triệu, đồng thời ga hàng hóa Hòa Hưng cũ được nâng cấp thành ga hành khách Sài Gòn ngày nay. Trong thời kỳ đổi mới, ga Sài Gòn được nâng cấp, đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại, thu hút khách đi tàu.

HẢI VÂN
Thông tin khác:
Đem hài nhi đi trốn (07/01/2020)
Nhà thờ Bethlehem - Di sản văn hóa thế giới tại Palestine (27/12/2019)
Thánh tích máng cỏ được gửi tặng Bêlem (25/12/2019)
Bức tranh “CHÚA GIÁNG SINH” của Lê Phổ (25/12/2019)
Nhạc phẩm hào hùng (18/12/2019)
Đền thờ Thánh Mộ sẽ đẹp hơn sau các đợt trùng tu (17/12/2019)
Nhà thờ Ka Đơn - Linh hồn Churu giữa núi rừng Lâm Viên (16/12/2019)
Đức Giêsu là cứu Chúa (11/12/2019)
Kiệt tác của họa sĩ phục hưng treo trên lò nướng (29/11/2019)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log