Văn hóa nghệ thuật

Nhạc phẩm hào hùng

Cập nhật lúc 10:51 18/12/2019
Quân dân Nam bộ những ngày đầu chống Pháp xâm lược. Ảnh: TL
Quân dân Nam bộ những ngày đầu chống Pháp xâm lược. Ảnh: TL

Bài hát “Nam Bộ kháng chiến” do nhạc sĩ Tạ Thanh Sơn sáng tác mang khí thế hào hùng: “Mùa thu rồi ngày hăm ba, ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến, rền khắp trời, lời hoan hô dân quân Nam nhịp chân tiến lên trận tiền...” cất lên mọi lúc, mọi nơi, từ thành thị đến thôn quê, từ nhà trường đến công sở... cổ vũ rất lớn cán bộ, chiến sĩ, nhân dân miền Nam trong những ngày đầu chiến đấu chống thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, với niềm tin chiến thắng mãnh liệt. Nhạc sĩ Tạ Thanh Sơn từ tấm bé đã bộc lộ tính khí rất khác thường. Năm học bậc trung học, Tạ Thanh Sơn chuyển về học tại Trường College Cần Thơ, may mắn gặp và ở chung phòng nội trú với nhạc sĩ tài danh Lưu Hữu Phước. Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước nhận xét: “Sơn sớm có lòng tự hào dân tộc, luôn mong muốn quê hương thoát khỏi ách đô hộ”. Lúc còn sống, nhạc sĩ Tạ Thanh Sơn tâm sự: “Tôi hoàn thành bài hát này vào ngày 25/9/1945, tại xã Mỹ Xương (huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp bây giờ), nghĩa là sau 2 ngày toàn Nam Bộ bắt đầu kháng chiến (ngày 23/9/1945). Bài hát được đăng lần đầu tiên trên báo Độc lập, rồi lan tỏa theo con đường truyền miệng và được nhiều người biết đến qua sóng Đài phát thanh”. 

Bài hát “Giải phóng miền Nam” do bộ ba nhạc sĩ cũng là ba người bạn thân thiết Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ, Huỳnh Văn Tiểng đồng sáng tác được vinh danh là quốc ca của Cộng hòa miền Nam Việt Nam (1969-1976). Bằng lời hiệu triệu “Giải phóng miền Nam, chúng ta cùng quyết tiến bước…, vùng lên nhân dân Việt Nam anh hùng, vùng lên xông pha vượt qua bão bùng...Vận nước đã đến rồi, bình minh chiếu khắp nơi, dựng xây non nước sáng tươi muôn đời…” tạo nên sức mạnh vô biên chống đế quốc Mỹ xâm lược. Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước kể: Ngày 20/12/1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời, cần phải có 1 bài ca chính thức, liền cho bộ ba nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ, Huỳnh Văn Tiểng chấp bút. Thế là Mai Văn Bộ và Huỳnh Văn Tiểng viết lời, Lưu Hữu Phước viết nhạc. Khi được duyệt, nghe các nhạc sĩ này hát, ông Phạm Hùng, khi đó là cán bộ cấp cao của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đã đứng lên nói to: “Được rồi! Hay hết sức!”.
 
Hải Vân
Thông tin khác:
Đền thờ Thánh Mộ sẽ đẹp hơn sau các đợt trùng tu (17/12/2019)
Nhà thờ Ka Đơn - Linh hồn Churu giữa núi rừng Lâm Viên (16/12/2019)
Đức Giêsu là cứu Chúa (11/12/2019)
Kiệt tác của họa sĩ phục hưng treo trên lò nướng (29/11/2019)
Thành và Lũy (29/11/2019)
Cảnh báo cơn hồng thủy (28/11/2019)
Bảo tàng Quang Trung dấu ấn lịch sử hào hùng của dân tộc (27/11/2019)
Triển lãm tranh ký họa nét thời gian (27/11/2019)
Ca khúc cách mạng năm 1945 (27/11/2019)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log