Văn hóa nghệ thuật

Văn hóa Chăm và Khmer

Cập nhật lúc 14:55 10/04/2020
một lễ hội của đồng bào Chăm. Ảnh: Hoàng Hà
một lễ hội của đồng bào Chăm. Ảnh: Hoàng Hà
Dân tộc Chăm ở Việt Nam có tới trên 160.000 người, sống tập trung ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Bình Định… cung cấp cho nhân loại nhiều di sản văn hóa quý giá mà tiêu biểu là những ngôi đền tháp gạch độc đáo và những tác phẩm điêu khắc tuyệt mỹ. Những lễ hội truyền thống của dân tộc Chăm đậm bản sắc nhân văn, là dịp sẻ chia với người nghèo khó trong cộng đồng, như: lễ tạ ơn, lễ cầu an, lễ đua ghe, lễ sinh nhật giáo chủ Mohammed, lễ Ramadan, lễ hội Roya... Ngay từ khi còn nhỏ, người Chăm đã nghe và tham gia vào các bài hát nghi lễ, hát dân ca, hát ru và các bài hát kể về Aryja. Tiếng hát và phong cách biểu diễn đã giúp mọi người xích lại gần nhau hơn, đem lại nguồn sinh khí mới cho cả cộng đồng. Múa “thiêng” chiếm giữ một vị trí quan trọng, với một hệ thống có tên Nưgar – lễ múa xứ sở đầu năm; lễ Rija Harei – lễ múa ban ngày; Lễ Rija dayau – lễ múa ban đêm; Lễ Rija praung – lễ múa lớn. Nét đẹp của Rija là thể hiện rõ sự kết hợp hài hoà, nhịp nhàng của các sự kiện lịch sử với nghi lễ truyền thống, và sự kết hợp giữa ca hát với nhảy múa. Nhạc cụ để chơi trong lễ Rija bao gồm hai chiếc trống Ginăng, một chiếc trống Baranung và một chiếc kèn Saranai (kết hợp thiên địa nhân). Văn hóa Chăm, góp phần tạo nên sự đa dạng và phong phú trong kho tàng văn hóa độc đáo của đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

Dân tộc Khmer ở Việt Nam có khoảng 1,3 triệu người, sống tập trung ở tại các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, An Giang, Bạc Liêu, Cần Thơ, Vĩnh Long... Đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Khmer Nam Bộ rất phong phú. 2 lễ lớn đắc sắc trong năm là Tết Chol Chnam Thmay, là Tết đón năm mới, và Lễ hội Ok-ang Bok, là Lễ cúng trăng. Tết Chol Chnam Thmay tháng 4 là dịp vui lớn của cộng đồng. Lễ cúng trăng Ok-ang Bok (tháng 10 âm lịch) với nhiều trò chơi, trong đó có đua thuyền Ngo. Người Khmer lớn lên được tu dưỡng trong tinh thần Phật pháp, học giáo lý Phật và học văn hoá tại chùa trước khi bước vào cuộc sống tự lập của người trưởng thành. Ngoài học chữ các thầy còn dạy các em về đạo đức, về cách ứng xử, chào hỏi ông bà, cha mẹ, thầy cô, cụ già theo phong tục dân tộc. Đồng thời cũng cung cấp kiến thức cơ bản nhất cho các em về văn hóa, nghệ thuật như các điệu múa, hát dân gian, trang phục… để các em hiểu và biết gìn giữ văn hóa của mình”. Trong suốt quá trình phát triển, nền văn hóa Khmer giao hòa, gắn kết với các nền văn hóa khác ở đồng bằng sông Cửu Long. Điều này góp phần tạo thành nền văn hóa của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam đậm đà bản sắc.

HẢI VÂN
Thông tin khác:
Phụ nữ bên bờ giếng (27/03/2020)
Văn hóa đọc ở phố sách (23/03/2020)
Hai đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, Hòn Mê (23/03/2020)
Cảnh báo cơn hồng thủy (23/03/2020)
Những nhà thờ lâu đời nhất Hungary (20/03/2020)
Cầu và cáp treo vượt biển kỷ lục (20/03/2020)
Mọi việc được vẹn tròn (20/03/2020)
Cam Vinh, chè Gay (06/03/2020)
Cầu Chùa, cầu Ngói nổi tiếng (18/02/2020)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log