Văn hóa nghệ thuật

Núi vàng và biển tiền

Cập nhật lúc 16:05 25/06/2020
Cầu ngói Phát Diệm ngày nay vẫn giữ được hình dáng, kiến trúc cổ và là niềm tự hào của bao thế hệ người dân Kim Sơn. Ảnh: Trần Hằng
Cầu ngói Phát Diệm ngày nay vẫn giữ được hình dáng, kiến trúc cổ và là niềm tự hào của bao thế hệ người dân Kim Sơn. Ảnh: Trần Hằng
Huyện Kim Sơn là một huỵên ven biển nằm ở cực nam của tỉnh Ninh Bình, được Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ thành lập năm Kỷ Sửu 1829 trong công cuộc khai hoang lấn biển. Vùng đất này nằm giữa hạ lưu hai con sông Càn và sông Đáy, hàng năm tốc độ bồi tụ tiến ra biển từ 80 - 100 m. Qua 7 lần quai đê lấn biển, trong gần 200 năm rồi, diện tích vùng này tăng gấp gần 3 lần. 7 xã vùng ven biển và biển đảo Kim Sơn có giá trị đa dạng sinh học nổi bật, được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Về văn hóa, Kim Sơn mang đặc trưng của vùng đất mới gắn bó với những người đi khai hoang lấn biển, nên di tích lịch sử không nhiều. Đáng lưu ý tên huyện được gọi mang nghĩa núi vàng; 46% dân số trong huyện là người Công giáo, nên nhà thở có mặt ở nhiều xã, nhà thờ Phát Diệm là một công trình kiến trúc đá nổi tiếng xây dựng từ năm 1875 đến năm 1899. Đây là một điểm đến quan trọng trong các tour du lịch Ninh Bình. Các di tích quốc gia khác được công nhận ở Kim Sơn có Cầu Ngói Kim Sơn kiến trúc “thượng đình hạ kiều” (tức phía trên là đình dưới là cầu), được in hình trên tem bưu chính Việt Nam, đền thờ Triệu Việt Vương, đền thờ Nguyễn Công Trứ. 
Huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, vùng đất cũng được Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ lập nên năm 1828 khi đưa dân đến khai hoang lấn biển. Mấy năm đầu (từ 1828 đến 1832), Tiền Hải thuộc phủ Kiến Xương, tỉnh Nam Định, gồm 7 tổng, huyện lị đặt tại ấp Phong Lai. Tới năm 1891, nhập thêm hai tổng Đại Hoàng (chuyển từ huyện Trực Định, tức huyện Kiến Xương ngày nay) và Đông Thành (từ huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định), thành ra có 9 tổng và thuộc phủ Kiến Xương tỉnh Thái Bình. Nguyễn Công Trứ coi vùng đất mới Tiền Hải cũng như Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình) là những vùng đất màu mỡ, phì nhiêu và có nhiều triển vọng. Cái tên Tiền Hải mang nghĩa biển bạc. Tiền Hải cũng được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Là vùng đất trẻ, Tiền Hải không có nhiều di sản văn hóa lâu đời. Song, đây là đất đã xẩy ra cuộc khởi nghĩa nông dân do Phan Bá Vành chỉ huy và những công trình đáng chú ý như các ngôi đình Nho Lâm, Tiểu Hoàng, Tô, lễ hội làng Thanh Giám. Ngày nay, Tiền Hải được coi là cái nôi của nền công nghiệp dầu khí Việt Nam 
HẢI VÂN
Thông tin khác:
Sai mười hai ông đấy (17/06/2020)
Khám phá công trình Kitô giáo đẹp nhất và lớn nhất Indonesia (15/06/2020)
Làng kèn Phạm Pháo: Làng nghệ nhân, làng nghệ sĩ (15/06/2020)
Sứ mạng cứu tội nhân (12/06/2020)
Ngũ Hành Sơn và sông Hàn (02/06/2020)
Vương cung thánh đường Manila - Philippin (29/05/2020)
Hãy lãnh nhận Thánh Thần (28/05/2020)
Mẹ thiên nhiên trong thơ Haiku (20/05/2020)
Mong họ nên như một (19/05/2020)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log