Văn hóa nghệ thuật

"Ba Đình" tên lịch sử

Cập nhật lúc 15:49 03/11/2020
Di tích lịch sử văn hóa căn cứ cuộc khởi nghĩa Ba Đình. Ảnh: Hoàng Hà
Di tích lịch sử văn hóa căn cứ cuộc khởi nghĩa Ba Đình. Ảnh: Hoàng Hà
Khởi nghĩa Ba Đình diễn ra vào năm 1886-1887  trên địa bàn ba làng Thượng Thọ, Mậu Thịnh và Mỹ Khê, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, sau khi kinh thành Huế thất thủ, do các ông Đinh Công Tráng, Phạm Bành, Hoàng Bật Đạt… lãnh đạo. Căn cứ này gọi là Ba Đình vì mỗi làng có một cái đình, từ làng này có thể nhìn thấy đình của hai làng kia. Vào mùa mưa, cả ba làngy trông như hòn đảo nổi giữa biển nước mênh mông, tách biệt với các làng khác. Để chuẩn bị chiến đấu lâu dài, các lãnh tụ Ba Đình đã cho bao bọc xung quanh căn cứ nhiều lũy tre lien kết dày đặc và một hệ thống hào rộng, cắm đầy chông tre. Ở những nơi xung yếu đều có công sự vững chắc. Các hầm chiến đấu được xây dựng theo hình chữ “chi”, nhằm hạn chế thương vong. Nghĩa quân Ba Đình đã chiến đấu trong suốt 32 ngày đêm chống lại lực lượng thực dân Pháp đông gấp 12 lần, được trang bị vũ khí tối tân hiện đại. Khởi nghĩa Ba Đình và các lãnh tụ Ba Đình được lịch sử đánh giá rất cao. Chính người Pháp đã phải thừa nhận “1886-1887, cuộc công hãm Ba Đình là quan trọng nhất, cuộc chiến đấu này thu hút nhiều quân lực nhất và làm cho các cấp chỉ huy lo ngại nhiều nhất”.

Quảng trường Ba Đình là một vùng đất ở thủ đô Hà Nội được Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn để đặt tên. Chính nơi đây, ngày 2/9/1945, Người đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Quảng trường Ba Đình đang là khuôn viên lớn nhất trong các khuôn viên ở nước ta, dài 320 m, rộng 100 m, có 196 ô cỏ, xen giữa là lối đi rộng 1,4 m, giữa quảng trường là cột cờ cao 25 m, hai phía đối diện có tòa nhà Quốc hội hiện đại và lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đài Tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tôn kính. Hằng ngày vào lúc 6h có lễ thượng cờ. Những dịp kỷ niệm lớn của đất nước có duyệt binh, biểu tình lớn.Trước kia, nơi đây là một khu vực nằm trong phạm vi Hoàng thành Thăng Long. Thời Gia Long, năm 1808, Hoàng Thành bị thu nhỏ để làm trị sở Bắc Thành. Giữa thế kỷ XIX, một số nhà nho và quan lại cho xây một ngôi nhà ngói trên núi Khán, gọi là Khán Sơn đình ở đây làm chỗ hội họp các văn nhân. Sau khi kiểm soát được toàn bộ Đông Dương, năm 1894, quân Pháp cho phá dỡ toàn bộ thành, chỉ giữ lại cửa Bắc để làm chứng tích. Khu vực này được các kiến trúc sư Pháp quy hoạch để xây dựng trung tâm hành chính của Liên bang Đông Dương.
 
HẢI VÂN
Thông tin khác:
Trung tâm hành hương Đền Thánh Phêrô Lê Tùỳ (29/10/2020)
Kinh sư không chu đáo (28/10/2020)
Hai giới răn trọng nhất (23/10/2020)
Lạ lẫm Gò Thành (13/10/2020)
Vâng nhưng không làm việc (08/10/2020)
Ngôi nhà gốm "độc nhất" miền Tây (02/10/2020)
Hoàng thành và Kinh thành (02/10/2020)
Ông chủ của vườn nho (01/10/2020)
Thăm nhà thờ Công giáo đầu tiên tại Việt Nam (28/09/2020)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log