Cổng vào Khu di tích Gò Thành. |
KDT khảo cổ quý hiếm Theo nhiều tư liệu lịch sử chính thống, KDT Gò Thành được xác định là một địa điểm khảo cổ học quy mô lớn với các loại hình di tích mộ táng, kiến trúc và cư trú. Được biết, vào năm 1941, L.Malleret, nhà khảo cổ học người Pháp đã phát hiện ra di chỉ Gò Thành và sau đó ông đã thu thập được một số hiện vật. Năm 1987, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ tại TP. Hồ Chí Minh đã đến tham gia Hội nghị 'Thông báo khảo cổ học” tại Tiền Giang và khẳng định Gò Thành là di tích thuộc nền văn hóa Óc Eo, đồng thời với sự xuất hiện nền văn hóa Óc Eo tại tỉnh An Giang, một phần nhỏ ở huyện Phong Điều, TP Cần Thơ. Trong các năm 1988-1990, Bảo tàng Tiền Giang kết hợp với Trung tâm Khảo cổ học (thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam) tiến hành liên tục 3 lần khai quật, khảo sát di tích này.
Về tên gọi Gò Thành có rất nhiều giai thoại khác nhau đến nay vẫn chưa xác định nguồn thông tin chính xác. Tuy nhiên theo ông Võ Văn Đời, 88 tuổi ngụ cạnh KDT cho biết: “theo lời kể của ông bà xưa thì khi phát hiện KDT này có hình dáng như một thành cổ, bên trên gò cao có nhiều loại gạch lạ kích thước không đồng nhất và nhiều tượng, dụng cụ sinh hoạt, săn bắt nên người dân xung quanh quen gọi là Gò Thành (?)”
Ông Nguyễn Văn Sang, ngụ ấp Tân Thành kể lại: “Trước khi khai quật, nơi đây là một bãi đất hoang nên nhiều trẻ con đến đây vui chơi. Sau một trận mưa lớn nước chảy xiết qua bãi đất này, nhiều người dân đã nhặt được những mảnh vàng nhỏ và mỏng, những mảnh gốm màu hoặc không có màu, một vài mảnh tượng vỡ và khá nhiều viên đá cuội lộ ra. Người dân đã báo cho chính quyền và cuộc khai quật được tiến hành sau đó”.
Hôm chúng tôi đến tham quan mới đây, các hiện vật đang được bảo quản chu đáo tại nhà trưng bày. Toàn bộ khu di tích Gò Thành đã được trùng tu, tôn tạo, có tường rào bao quanh, cổng chính được thiết kế theo những hoạ tiết, hoa văn thuộc nền văn hóa Óc Eo rất độc đáo, có một nhà bao che một số đền tháp quan trọng, một nhà trưng bày hiện vật của di tích và một đình thần trong khuôn viên rộng lớn, khang trang. Thú vị, uy thiêng, huyền bí là những gì mà du khách sẽ cảm nhận được khi có dịp đặt chân đến khu di tích còn ẩn chứa nhiều điều bí ẩn, lạ thường. Điều đáng mừng là chính quyền và người dân địa phương luôn ý thức đây là tài sản quý hiếm nên đồng lòng ra sức bảo vệ không để xảy ra tình trạng hư hỏng, xuống cấp, mất mác.
Điểm tham quan hấp dẫn Hiện nay khi du khách đến đây sẽ tận mắt chứng kiến rất nhiều hiện vật quý hiếm được giữ gìn, tôn tạo thể hiện rất rõ nguồn gốc là nơi cư trú, kiến trúc nghệ thuật và nghệ thuật mộ táng rất đặc trưng của vương quốc Phù Nam xưa. Có rất nhiều hiện vật xưa được khai thác dưới độ sâu từ 3 đến 4 mét trong lòng đất như: bình cổ, ly tách, chén dĩa, các tượng đất, xương cốt gia súc gia cầm, xương cá, mộ phần, các ngôi tháp cổ…
Tính đến nay, các cơ quan chức năng đã khai thác được trên 270 hiện vật của nền văn hóa Óc Eo được chế tác bằng vàng, bạc, đồng, đất sét nung có niên đại từ thế kỷ IV đến thế kỷ VIII, trong đó có 2 pho tượng thần rất độc đáo. Tất cả đều được bố trí hài hòa trong nhà trưng bày phục vụ du khách tham quan.
Nếu bạn là người thích khám phá nghệ thuật kiến trúc, văn hóa dân gian hay muốn lưu lại những khoảnh khắc đẹp đáng nhớ thì hãy đến ngay KDT đặc biệt với lối kiến trúc mang đậm phong cách Ấn Độ, vừa thể hiện nghệ thuật văn hóa phương Nam