Thời phong kiến, chiếu cói Nga Sơn là sản vật cung tiến vua chúa. Ảnh: Hà Hải |
Chiếu Nga Sơn là một loại chiếu cói được dệt tại huyện ven biển Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Nguyên liệu chính của chiếu cói là cây cói. Do vậy người dân Nga Sơn phải sành nghề trồng cói. Để làm ra cây cói đẹp, người trồng phải nhổ sạch cỏ để cói mọc đều và khỏe. Vào thu, cói cao trên dưới 1,7 m, người trồng dùng liềm chuyên dụng để thu hoạch, phơi khô và phân loại. Loại dài được dùng dệt chiếu rộng, loại vừa dệt chiếu vừa, loại ngắn dệt chiếu cá nhân. Bắt đầu dệt chiếu người ta dùng sợi đay mắc lên thành từng hàng theo chiều dài sợi nọ cách sợi kia khoảng 1 cm trước khi mắc đay người ta xuyên những sợi đay qua lỗ "go". Mỗi "và chiếu" gồm 2 người dệt. Dệt được lá chiếu đẹp mất nửa ngày. Dệt chiếu cải hoa phải nhuộm cói bằng phẩm màu. Chiếu cói Nga Sơn được ưa chuộng tại các tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh và xuất khẩu sang Trung Quốc.
Gạch Bát Tràng được sản xuất tại làng Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội. Vùng quê này còn rất nổi tiếng sản xuất hàng gốm sứ. Trải qua hàng ngàn năm phát triển gạch Bát Tràng rất được ưa chuộng, bởi có nhiều ưu điểm, như ấm về mùa đông, mát về mùa hè, chịu lực chịu nhiệt tốt, có độ bền tối ưu, không hút nước nên không bị rêu, vì thế đảm bảo không trơn mặt gạch giúp đảm bảo an toàn chống trơn trượt, có kiểu dáng đẹp, giữ được đặc điểm cổ xưa. Gạch Bát Tràng còn có nhiều kích cỡ, loại 15x30x5cm và 15x30x10cm được dùng để xây tường, các loại 30x30x10cm, 30x30x6 cm, 30x30x5cm được dùng để lát nền, loại gạch có hình chữ Thọ tròn được dùng để trang trí. Các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn xây dựng và tu bổ Hoàng thành Thăng Long phần lớn dùng gạch Bát Tràng. Ngay nay gạch Bát Tràng vẫn là thương hiệu hấp dẫn.
HẢI VÂN