Văn hóa nghệ thuật

Công trình lịch sử và tâm linh

Cập nhật lúc 10:01 07/05/2020
Ngã Ba Đồng Lộc thuộc thị trấn Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, nằm trên đường mòn Hồ Chí Minh, giao điểm quốc lộ 15A và tỉnh lộ 2, quân đội Mỹ đã tập trung nhiều máy bay, liên tục thả bom nhằm cắt đứt đường tiếp tế của miền Bắc cho miền Nam.
Nơi yên nghỉ của 10 nữ thanh niên xung phong hy sinh tại Ngã ba Đồng Lộc. Ảnh: Thế Lượng
Nơi yên nghỉ của 10 nữ thanh niên xung phong hy sinh tại Ngã ba Đồng Lộc. Ảnh: Thế Lượng
     Nơi đây có một tiểu đội thanh niên xung phong canh giữ, phá bom và sửa đường thông xe, gồm 10 cô gái trẻ, tuổi từ 17 đến 24: Võ Thị Tần (Tiểu đội trưởng), Hồ Thị Cúc (Tiểu đội phó), Võ Thị Hợi, Nguyễn Thị Xuân, Dương Thị Xuân, Trần Thi Rạng, Hà Thị Xanh, Nguyễn Thị Nhỏ, Võ Thị Hà, Trần Thị Hường. Nhiệm vụ của tiểu đội là chốt chặn đoạn từ Cầu Tối trở vào Truông Kèn 2 km, đặc biệt là 300 mét từ Cầu Tối đến Trường Thành. Trưa ngày 24/7/1968, như mọi ngày, 10 cô ra làm nhiệm vụ. 16h30', trận bom thứ 15 trong ngày dội xuống Đồng Lộc, một quả rơi sát miệng hầm 10 cô đang tránh bom. Tất cả đã anh dũng hi sinh, UBND tỉnh Hà Tĩnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng nhiều đơn vị hữu quan đã bảo tồn và tôn tạo Ngã ba Đồng Lộc và tổ chức “Phụng tượng 10 nữ thanh niên xung phong”, ngay tại nơi các cô đã hy sinh, biến nơi đây thành công trình lịch sử, tâm linh sâu sắc...

      Truông Bồn thuộc xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, là một đoạn đèo dốc dài 5km, cao gần 70m, trên dãy núi Thung Nưa cao 450m so với mực nước biển, nằm trên tuyến đường chiến lược 15A (hay còn gọi là đường 30). Tại đây, nhiều đơn vị công binh, phòng không, thanh niên xung phong, dân quân địa phương đã đào hàng trăm chiếc hầm trú ẩn cá nhân hình chữ A và hàng nghìn mét giao thông hào. Ngày 31/10/1968, một ngày trước khi đế quốc Mỹ buộc phải ngừng ném bom toàn miền Bắc, chúng đã dội bom xuống Truông Bồn. 13 chiến sĩ thanh niên xung phong ở đây đã anh dung hy sinh thân mình để cứu đường, khi tuổi đời mới từ 17 tới 22. gồm: Nguyễn Thị Văn, Nguyễn Thị Hoài, Phan Thị Dung, Nguyễn Thị Tâm, Hà Thị Đang, Hoàng Thị Nhung, Nguyễn Thị Phúc, Vũ Thị Hiên, Đàm Thị Bốn, Trần Thị Doãn, Đinh Thị Vinh, Trần Văn Hạp, Cao Ngọc Hòa. Người duy nhất sống sót trong tiểu đội thép năm ấy là tiểu đội trưởng Trần Thị Thông. Nhân dân tỉnh Nghệ An cùng nhân dân các địa phương trong cả nước đã góp công của bảo tồn và tôn tạo Khu di tích lịch sử Truông Bồn trên diện tích 217.327m2, biến nơi đây thành công trình lịch sử, tâm linh sâu sắc...
HẢI VÂN
Thông tin khác:
Nhạc phẩm "Linh mục ôi linh mục" giàu xúc động và tự hào (07/05/2020)
Đi dọn chỗ vinh quang (06/05/2020)
Vương cung thánh đường Kazan (04/05/2020)
Người là chính cửa vào (04/05/2020)
Tháp nhà thờ Đấng Cứu Thế Cpenhagen (28/04/2020)
Sân bay dã chiến và sân bay hiện đại (28/04/2020)
Tượng đài Đức Mẹ Hòa Bình bằng phế liệu chiến tranh Việt Nam (28/04/2020)
Họ đã nhận ra Người (27/04/2020)
Độc đáo kiến trúc nhà thờ Cam Ly (27/04/2020)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log