Văn hóa nghệ thuật

Sân bay dã chiến và sân bay hiện đại

Cập nhật lúc 14:07 28/04/2020
Sân bay quốc tế Lũng Cò là sân bay kháng chiến đầu tiên của quân đội ta được xây dựng 6/1945 tại bản Lũng Cò, xã Thanh La, nay là thôn Đồng Đon, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
Lũng Cò - Sân bay quốc tế đầu tiên của Việt Nam. Ảnh: Văn Việt
Lũng Cò - Sân bay quốc tế đầu tiên của Việt Nam. Ảnh: Văn Việt
Sân bay quốc tế Lũng Cò là sân bay kháng chiến đầu tiên của quân đội ta được xây dựng 6/1945 tại bản Lũng Cò, xã Thanh La, nay là thôn Đồng Đon, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Đường bằng đất nện có chiều dài 400m, rộng 20m theo hướng bắc nam. Đầu hướng nam có điểm tiếp giáp với suối Lê, thuận cho việc chỉ dẫn máy bay hạ cánh. Phia bắc độ dốc thoai thoải tiếp đó là rừng già tiện cho việc cất dấu máy bay. Lũng Cò gần căn cứ Tân Trào, rất dễ cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa. Theo tài liệu lịch sử, ngày 29/3/1945, tại Côn Minh, Trung Quốc diễn ra cuộc gặp gỡ giữa Hồ Chí Minh – đại diện cho Việt Minh và tướng Sê Nôn – Tư lệnh không đoàn 14 của quân đội Mỹ. Hai bên thỏa thuận việc xây dựng một sân bay để đảm bảo việc liên lạc Việt - Mỹ. Đầu tháng 6/1945, Bác Hồ giao cho 2 ông Đàm Quang Trung và Lê Giản lựa chọn địa điểm xây dựng sân bay. Trong suốt thời gian Đồng Minh đến làm việc với Việt Minh ở Tân Trào, các chuyến máy bay cất và hạ cánh an toàn, chủ yếu là đưa đón quân Đồng Minh và viện trợ cho Việt Minh thuốc men, vũ khí, trang thiết bị quân nhu từ Côn Minh. Đến nay, sau 75 năm không hoạt động, sân bay Lũng Cò chỉ có bia kỷ niệm và khu trưng bày chiếc máy bay L5 của không lực Mỹ, nhưng sân bay này mãi là biểu tượng về sự sáng tạo của người Việt Nam trong gian khó. 

Sân bay quốc tế Long Thành là sân bay đang được xây dựng mang đặc điểm thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế của nước nhà, được xây dựng tại xã Bình Sơn, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Theo quy hoạch, sân bay rộng 5.000 ha nằm trong khu vực 20.000 ha, có 4 đường băng đạt tiêu chuẩn quốc tế mới nhất (dài 4000m, rộng 60m) có thể phục vụ các loại máy bay Airbus A380, Boeing 747-8, 4 nhà ga rộng lớn phục vụ đạt 100 triệu khách/năm. Nhà ga hàng hoá công suất 5 triệu tấn/năm. Dự án sân bay Long Thành được triển khai theo 3 giai đoạn chính: 2019 - 2025, 2025 - 2035, 2035 - 2050. Sân bay Long Thành sẽ là một Cảng trung chuyển hàng không và là thủ phủ hàng không của cả nước cũng như quốc tế, thu hút khách quá cảnh và các chuyến bay trung chuyển, đây sẽ còn là khu trung tâm dịch vụ hàng không trên quốc tế với nhiều dịch vụ như cung ứng xăng dầu, bảo trì, nâng cấp, sửa chữa máy bay... cho các hãng hàng không quốc tế. Theo nghiên cứu của hãng tư vấn Hansen Partnership của Úc, sân bay Long Thành đảm nhiệm 20% khách quốc nội, 80% khách quốc tế, sẽ đóng góp được 3 - 5% GDP cả nước.
 
HẢI VÂN
Thông tin khác:
Tượng đài Đức Mẹ Hòa Bình bằng phế liệu chiến tranh Việt Nam (28/04/2020)
Họ đã nhận ra Người (27/04/2020)
Độc đáo kiến trúc nhà thờ Cam Ly (27/04/2020)
Tương bần, húng láng (23/04/2020)
Xác định vị trí Golgotha, nơi Chúa Giêsu chịu đóng đinh (23/04/2020)
Người khai mở nghệ thuật “vô tâm họa” (21/04/2020)
Nhà thờ Chính tòa Thánh Vitus (20/04/2020)
Loa Thành và Đền Cuông (20/04/2020)
Người mù từ mới sinh (20/04/2020)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log